Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Âu Lạc / 甌雒 / 甌駱

Aug 8th, '11, 11:49

Âu Lạc / 甌雒 / 甌駱


Âu Lạc (chữ Hán: 甌雒/甌駱) là nhà nước thứ hai của người Việt kế tiếp sau thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

Mục lục

[ẩn]
1 Hình thành
2 Cương vực
3 Chế độ xã hội
4 Kháng chiến chống xâm lược Tần
5 Kết thúc
6 Tham khảo
7 Xem thêm
[sửa] Hình thành

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên (quan nhà Hán) viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người tuấn kiệt lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.

[sửa] Cương vực

Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt)

Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

[sửa] Chế độ xã hội

Dựa trên cơ sở của nhà nước Văn Lang, An Dương Vương cũng để nguyên cơ cấu các bộ tộc như dưới thời các vua Hùng, Quan lại giúp việc cho An Dương Vương cũng là các lạc hầu, lạc tướng. Dấu tích của thời Âu Lạc để lại đến ngày nay là hệ thống thành Cổ Loa và hàng vạn mũi tên đồng được khai quật ở gần thành cổ.

[sửa] Kháng chiến chống xâm lược Tần

Bài chi tiết: Chiến tranh Việt-Tần
Theo sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, tướng Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên trong chính sử Việt Nam.

[sửa] Kết thúc

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc kết thúc vào năm 208 TCN sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà (một quan lại nhà Tần ở Quảng Đông - Trung Quốc) đánh bại và sát nhập

Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên (quan nhà Hán) viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, Âu Lạc bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi thái hậu nhà Hán là Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN.



Bài này còn sơ khai.
Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài.
[sửa] Tham khảo

Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử lược - khuyết danh, Trần Quốc Vượng dịch
Sử ký Tư Mã Thiên - Tư Mã Thiên
[sửa] Xem thêm

Văn Lang
Nam Việt
Cao Lỗ
Mỵ Châu
Trọng Thủy
Lý Ông Trọng
Đồ Thư
Triệu Đà
Thành Cổ Loa

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82u_L%E1%BA%A1c
Post a reply