Bánh trung thu / 月餅
Bánh trung thu
Bánh nướng nhân đậu xanh và trứng
Trong dịp Tết Trung thu, người ta thường dùng hai loại bánh là bánh nướng và bánh dẻo. Bài này viết về loại bánh nướng vì tên gọi phổ biến của nó.
Bánh trung thu là loại bánh ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7-8 cm), dày khoảng 4-5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ[1]. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá...
Mục lục
[ẩn]
1 Truyền thống
2 Hiện đại
3 Cách làm
4 Bánh trung thu tại các nước
4.1 Trung quốc
4.2 Nhật Bản
4.3 Philippines
4.4 Việt Nam
5 Xem thêm
6 Chú thích
7 Liên kết ngoài
[sửa] Truyền thống
Những loại bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu. So với các loại bánh ngọt phương Tây, bánh trung thu có độ ngọt hơn rất nhiều. Thời xưa, nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. Vị mặn của trứng muối dường như "trung hòa" cho vị ngọt của các nguyên liệu khác. Bánh trung thu được đem nướng sau khi đã định hình, rất hiếm khi được chưng cách thủy hay rán.
Ở Trung Quốc, trên mặt bánh trung thu có đóng đấu những chữ mang thông điệp tốt lành hay tên của cơ sở sản xuất. Ngoài ra, họ còn đóng dấu vào đó một mặt trăng, một người phụ nữ trên mặt trăng, một chú thỏ (tượng trưng cho Hằng Nga và Thỏ Ngọc) hay hoa lá... như là sự trang trí bổ sung.
[sửa] Hiện đại
Bánh trung thu hiện đại phần lớn là sự cách tân kiểu dáng là nguyên liệu của nhân bánh. Nếu như truyền thống làm nhân bánh bằng trứng muối thì bây giờ, nó có thể là đậu xanh, khoai môn, jambon, các hương liệu như: cà phê, sô-cô-la, các loại trái cây... Thập kỷ 1980 xuất hiện các kiểu bánh trung thu được làm lạnh. Những năm gần đây còn xuất hiện loại bánh trung thu dành cho người ăn kiêng.
Bánh trung thu thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi lẽ việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu có tầm ảnh hưởng lớn như các nước Đông Á.
[sửa] Cách làm
[sửa] Bánh trung thu tại các nước
Hộp bánh Trung thu
Một dĩa bánh trung thu với hình dạng những chú lợn
[sửa] Trung quốc
Có nhiều lọai bánh khác nhau theo kiểu Quảng Đông, Tô Châu hay Bắc Kinh. Trong văn học của Trung Quốc, có một loại bánh trung thu được nêu trong tiểu thuyết võ hiệm của Cổ Long, truyện về Sở Lưu Hương là bánh trung thu "Hằng nga hận" do tiệm bánh Tam Nhật Khai sản xuất, nổi danh giang hồ.
[sửa] Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bánh trung thu được bán quanh năm, chủ yếu trong những khu người Hoa sinh sống, tiếng Nhật phát âm như "geppei". Không giống Trung Quốc, bánh trung thu Nhật Bản dường như chưa bao giờ chứa đựng trứng muối bên trong. Thật ra, đa số người Nhật không biết rằng có loại bánh trung thu như thế.
[sửa] Philippines
Ở Philippines, một kiểu bánh trung thu được biết đến là "hopia" và thông thường nó có chứa đậu xanh, khoai môn, hoặc thậm chí sầu riêng.
[sửa] Việt Nam
Ở Việt Nam, bánh trung thu thường có nhân làm bằng jambon, lạp xưởng, đậu xanh... và coi nó như là một loại bánh thể hiện sự trang trọng. Thường vào dịp Tết Trung thu, người ta mua bánh nhằm mục đích biếu, tặng hơn là để thưởng thức.
[sửa] Xem thêm
Bánh pía
Bánh dẻo
[sửa] Chú thích
^ Bánh trung thu khổng lồ
[sửa] Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Bánh trung thu
Cách làm bánh dẻo nhân đậu xanh và nhân thập cẩm của Ngô Đồng
Cách làm bánh nướng nhân đậu xanh
Bánh trung thu đậu phụ
Cách làm món bánh dẻo trung thu (clip)
Cách chọn mua bánh trung thu
--------------------
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_trung_thu