Hải Khẩu / 海口市
— Địa cấp thị —
Chuyển tự chữ Hán
- Hán tự 海口
- Bính âm Hǎikǒu
Cảnh quan thành phố Hải Khẩu
Vị trí trong tỉnh Hải Nam
Hải Khẩu
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 20°02′34″B 110°20′30″Đ / 20.04278, 110.34167
Quốc gia Trung Quốc
Tỉnh Hải Nam
Diện tích
- Tổng cộng 2.304,84 km² (889,9 mi²)
Dân số (2006)
- Tổng cộng 830192
- Mật độ 360,2/km² (932,9/mi²)
Múi giờ Giờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính 570000
Mã điện thoại 898
Website:
http://www.haikou.gov.cn/Hải Khẩu (chữ Hán: 海口; bính âm: Hǎikǒu) là một địa cấp thị ở phía bắc đảo Hải Nam. Đây là thành phố lớn nhất và là tỉnh lỵ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Dân số năm 2006 là 830.192 người. Nó là thành phố trực thuộc tỉnh và là thủ phủ tỉnh Hải Nam mới được thành lập năm 1988.
Mục lục
[ẩn]
1 Lịch sử
2 Địa lý
3 Các quận
4 Kinh tế
5 Giáo dục
6 Liên kết ngoài
[sửa] Lịch sử
Thời nhà Hán, Hải Khẩu thuộc huyện Đại Mạo, quận Châu Nhai. Thời nhà Tùy, Hải Khẩu là một cảng của huyện Quỳnh Sơn, thủ phủ thời cổ của đảo Hải Nam, nằm sâu trong đất liền 5 km. Thời nhà Đường lập ra Bạch Sa Tân (bến Cát trắng) thuộc thành Quỳnh Châu với dịch trạm Cổ Độ để kiểm soát thương mại giữa Quỳnh Châu và Lôi Châu. Thời Nam Tống lập Hải Khẩu phổ, bao gồm khu vực ngày nay là nhai đạo Hải Điện của quận Mỹ Lan. Sau đó thì Hải Khẩu phổ đã dần vượt qua Bạch Sa Tân để trở thành hải cảng chính của đảo. Từ năm 1271, nhà Nguyên lập phiên doanh ở đây. Năm Hồng Vũ thứ 27 (1395), Minh Thái Tổ lập pháo thành, đổi Hải Khẩu phổ thành Hải Khẩu sở. Nó được tăng cường và trở thành một cảng quân sự. Cảng này nằm ở phía tây cửa sông Nam Độ, con sông lớn nhất trên đảo Hải Nam.
Khi Trung Sơn được mở cửa cho ngoại thương theo Hòa ước Thiên Tân (1858), Hải Khẩu bắt đầu phát triển và dần vượt trội so với thành phố hành chính cũ. Năm Quang Tự thứ nhất (1875), lập hải quan Hải Khẩu. Thời kỳ đầu của Trung Hoa dân quốc, Hải Khẩu sở đổi thành Hải Khẩu trấn. Năm 1926, Hải Khẩu vượt qua Trung Sơn về dân số và từ thập niên 1930 trở đi nó được tuyên bố là một đơn vị hành chính riêng biệt.
Hải Khẩu phát triển như là một cảng biển trong Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1937–1945) khi người Nhật xâm chiếm đảo Hải Nam từ năm 1939 tới năm 1945.
Kể từ năm 1949, Hải Khẩu duy trì vai trò như là cảng chính của đảo Hải Nam, với trên một nửa kim ngạch thương mại của đảo trung chuyển qua đây. Nó đã thay thế Trung Sơn trong vai trò trung tâm hành chính của đảo. Ngày 23 tháng 4 năm 1950, chuyển về tay chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, Hải Khẩu được nâng cấp lên thành địa cấp thị cũng như là thủ phủ của tỉnh mới được thành lập là tỉnh Hải Nam.
[sửa] Địa lý
Nằm trên bình nguyên Hà Khẩu, trong khoảng tọa độ từ 19,57 - 20,05 ° vĩ bắc, 110,10 - 110,23 ° kinh đông của phần cực nam Trung Quốc trong một khu vực trải dài từ ám sa Tằng Mẫu ở phía nam đến eo biển Quỳnh Châu ở phía bắc, giáp các vùng biển thuộc biển Đông và đối diện với Bắc Bộ của Việt Nam, phía tây giáp vịnh Bắc Bộ. Về mặt hành chính, phía tây của nó là huyện Lâm Cao, phía nam là huyện An Định, phía đông là thành phố Văn Xương.
[sửa] Các quận
Long Hoa
Tú Anh
Quỳnh Sơn
Mỹ Lan
[sửa] Kinh tế
GDP đầu người năm 2003 là 23.920 nhân dân tệ (tương đương 2.890 USD), xếp thứ 43 trên 659 thành phố của Trung Quốc.
[sửa] Giáo dục
Tại đây có trường Đại học Hải Nam và một số trường trung học như Trung học Hải Nam, Trung học Hoa kiều Hải Nam, Trung học Quỳnh Sơn, Trung học đệ nhất Hải Khẩu, Trung học thực nghiệm.
[sửa] Liên kết ngoài
Thông tin chi tiết về Hải Khẩu
---------------------
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Kh%E1%BA%A9u