Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Huỳnh Hiện Phan / 黃現璠

Aug 8th, '11, 12:36

Huỳnh Hiện Phan / 黃現璠


黄现璠
Sinh 13 tháng 11, 1899
Phù Tuy, Quảng Tây, Trung Quốc
Mất 18 tháng 1, 1982 (82 tuổi)
Quế Lâm,
Quảng Tây, Trung Quốc
Học vấn Đại học Sư phạm Bắc kinh
Đại học Đế quốc Tokyo
Công việc Nhà sử học, học giả,
Con cái Cam Kim San
Cam Văn Hào
Cam Văn Kiệt
Cha mẹ Cam Tân Xương
Huỳnh Hiện Phan(chữ Hán giản thể: 黄现璠;chữ Hán phồn thể: 黃現璠, bính âm: Huáng Xiàn Fán; 13 tháng 11 năm 1899 - 18 tháng 1 năm 1982), người dân tộc Tráng, là một nhà nhân học, sử gia, nhà dân tộc học và nhà hoạt động xã hội người Trung Quốc. Huỳnh đã được gọi là "Cha đẻ của việc nhân học dân tộc Choang", "Cha đẻ của lịch sử dân tộc Choang", và "Cha đẻ của môn Choang-học."[1].

Mục lục

[ẩn]
1 Thời trẻ và sự giáo dục
2 Nghề nghiệp
3 Các nghiên cứu
4 Các tác phẩm chính
5 Tham khảo
6 Liên kết ngoài
[sửa] Thời trẻ và sự giáo dục

Huỳnh Hiện Phan sinh ngày 13 tháng 11 năm 1899 tại Quảng Tây trong một gia đình nghèo của dân tộc Choang. Thuở nhỏ, ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể truyện thần thoại, đặc biệt là lịch sử. Nhưng vì mẹ mất sớm, nên ông đã có một tuổi thơ không hạnh phúc. Năm 1913, ông vào trường tiểu học ở quê Phù Tuy. Ông tốt nghiệp trung học và sau đó theo học ở Trường Đại học Sư phạm Bắc. Đồng thời Huỳnh học tại chức tại Trường Đại học Sư phạm Bắc kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Đào Tây Thánh(陶希圣), Trần Nguyên (陈垣) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài, ông rất siêng học, lại thêm mê đọc sách nên trở thành một học sinh giỏi của lớp.

Năm 1932, ông tốt nghiệp khoa Trường Đại học Sư phạm Bắc kinh và nhận bằng học vị cử nhân. Vài tháng sau đến Viện nghiên cứu Trường Đại học Sư phạm Bắc kinh nghiên cứu về lịch sử và ba năm sau ông nhận học vị thạc sĩ lịch sử tại cùng một trường. Năm 1935, ông đến Tōkyō , sau đó bắt đầu học lịch sử Nhật Bản cổ đại, tiếp tục nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và cả Đông phương học tại Đại học Đế quốc Tokyo (nay là Đại học Tokyo). Năm sau, ông nhận học bổng bán phần cho chương trình tiến sĩ tại Chính phủ tỉnh Quảng Tây nhưng bị gián đoạn vì chiến tranh Trung-Nhật, ông trở về Trung Quốc năm 1937.[2].

[sửa] Nghề nghiệp

Sau khi về nước ông bắt đầu dạy lịch sử Trung Quốc cổ đại ,dân tộc học và thông sử(通史) Trung Quốc tại Đại học Quảng Tây, ở Quế Lâm, Quảng Tây. Hai năm sau, ông trở thành một phó giáo sư tại cùng một trường. Tiếp theo, năm 1941, Huỳnh Hiện Phan rời khỏi Trường và tạm di chuyển sang Quảng Châu, ông được bổ nhiệm chức giáo sư lịch sử tại Đại học Trung Sơn. Năm sau, ông trở về Quế Lâm, làm việc tại Học viện Sư phạm Quế Lâm. Sau 2 năm phục vụ tại đây, ông trở lại Đại học Quảng Tây một lần nữa. Năm 1949, ông trở thành giám đốc Phân khoa Văn ở đại học Quảng Tây. Huỳnh còn kiêm làm thủ thư tại thư viện của năm 1950.

Sau ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 1952, chính phủ sắp xếp lại các cơ sở đào tạo đại học trong một nỗ lực xây dựng một hệ thống theo kiểu Xô viết. Tạo thành Học viện Sư phạm Quảng Tây(nay là Đại học Sư phạm Quảng Tây). Huỳnh Hiện Phan được bổ nhiệm chức giáo sư lịch sử tại Học viện Sư phạm Quảng Tây, ông nắm giữ chức vụ này cho tới khi qua đời. Cũng trong năm đó, Huỳnh còn kiêm được bổ nhiệm làm giám đốc thư viện của tại cùng một trường , là nơi ông đã làm việc trong 6 năm tiếp theo. Năm 1954, ông được bầu vào Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.

Năm 1957, thời kỳ Phong trào trăm hoa, Huỳnh Hiện Phan bị phê phán nặng nề là "tên Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ.Tới năm 1961 mới được ân xá. Trong Cách mạng văn hóa, như nhiều trí thức Trung Quốc khác, Huỳnh Hiện Phan cũng phải trải qua nhiều hình thức ngược đãi về cả thể chất và tinh thần.

Sau 1978 được xem xét lại toàn diện và khôi phục lại tất cả danh dự. Ông được bầu làm ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Năm sau, ông trở thành một người biên tập các đại bách khoa toàn thư Trung Quốc và giữ chức phó chủ tịch hội nghiên cứu của tộc Bách Việt Trung Quốc. Ông chết vì bệnh chảy máu não ngày 18 tháng 1 năm 1982 tại Quế Lâm.[3].

[sửa] Các nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu của ông lại rất rộng, bao gồm lịch sử, chính trị học, kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học , và lịch sử văn hóa, Tuy vậy, mặc dù ông được biết nhiều đến bởi các nghiên cứu về dân tộc Choang quát.Trong suốt cuộc đời ông, Huỳnh xuất bản rất nhiều sách và hàng trăm bài báo.

Phần lớn về lịch sử và dân tộc Choang, nhưng một số ít bày tỏ quan điểm chính trị cánh phải về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngoài các nghiên cứu của cá nhân ông, ông còn hợp tác với nhiều nhà sử học khác về các lĩnh vực lịch sử và dân tộc.[4].

[sửa] Các tác phẩm chính

《Trung quốc thông sử(通史) lược》.Bắc bình văn hóa học xã, năm 1932
《Nhà Đường xã hội lược》. Thương vụ ấn thư quán, năm 1936
《Cứu quốc vận động》.Thương vụ ấn thư quán, năm 1936
《Cứu quốc vận động của học sanh Tống đại》. Học viện sư phạm Quảng Tây, năm 1950
《lịch sử dân tộc Choang》.Xuất bản xã của Nhân dân Quảng Tây, năm 1957
《Thổ ti Quảng Tây 》.Tráng dao học hội, năm 1962
《Hán tộc đích hình thành》.Học viện sư phạm Quảng Tây, năm 1976
《Trung quốc vô nô đãi xã hội》. Xuất bản xã của Học viện sư phạm Quảng Tây, năm 1981
《Nông trí cao》. Xuất bản xã của Nhân dân Quảng Tây, năm 1983
《Thông sử dân tộc Choang》. Xuất bản xã của Dân tộc Quảng Tây, năm 1988[5].
《Vi bạt quần》. Xuất bản xã của Đại học sư phạm Quảng Tây, năm 2008
[sửa] Tham khảo

^ 《Hiện đại Trung quốc nhân danh từ điển》.Xuất bản xã của Hà san hội Nhật Bản, năm1966
^ Tân tận hỏa truyện công đức vô lượng
^ Trung quốc Dân tộc
^ Trung quốc Nhân chủng học
^ Tiếng Anh: [1]
[sửa] Liên kết ngoài

Trung quốc nhà nhân học
Nhà sử học

------------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B ... B%87n_Phan
Post a reply