Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:48

Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街


-------------------------

Người Hoa (Việt Nam)

Người Hoa
Tổng dân số
862.371(1999 theo TCTKVN)[1]
823.071 (2009 theo TCTKVN)[2]
947.000 (2008 theo CIA)[3]
1.200.000 (2005 theo OCAC)[4]

Khu vực đông người sinh sống
Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Kiên Giang, Quảng Ninh
Ngôn ngữ
Tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Khách Gia
Tín ngưỡng
Chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo và Khổng giáo, thờ cúng tổ tiên. Một lượng nhỏ theo Công giáo và đạo Tin Lành.


Một gia đình người Hoa tại Lào Cai.
Dân tộc Hoa (chữ Hán: 華) là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu[a]. Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán. Đây là dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm (1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Mục lục

[ẩn]
1 Lịch sử
1.1 Thế kỉ 20
2 Sau năm 1975
3 Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ
4 Tên gọi
5 Xem thêm
6 Tham khảo
7 Liên kết ngoài
[sửa] Lịch sử

Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong 2 thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm lính, quan, dân, tội phạm... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều người kết hôn với người Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam.

Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Khmer. Mạc Cửu đã biến vùng đất này thành một khu vực buôn bán giàu có, mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận chúa Nguyễn.

Năm Kỷ Mùi 1679 Tổng binh thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là "thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香) , đến năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương 明 sang chữ Hương 鄉 nghĩa là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh,[5] từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".

Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:

Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.


Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảng thua ở lục địa.

Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa hưởng tự do và sự giầu có. Nhưng họ luôn bị phân biệt với người Việt. [6]

[sửa] Thế kỉ 20

Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thu hồi lời tuyên bố trên.

Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở Việt Nam do chính quyền Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi của công dân Việt Nam, quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả quyền bầu cử, nhưng lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt động "Hồng Vệ binh" của mình và tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa xét lại, áp lực của chính quyền tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang quốc tịch Việt Nam. Năm 1970, để giảm khả năng thao túng tiềm tàng của Trung Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch sử và ngôn ngữ tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

Ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957, Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của người Hoa". [7]Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. [8]

[sửa] Sau năm 1975

Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn [cần dẫn nguồn], làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[9]

Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. [10]. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều".

[sửa] Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ

Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp hạng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam. Năm 2003 ước tính có khoảng 913.250 người Hoa[cần dẫn nguồn].

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071 người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm 50,3 % tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng (64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình Dương (18.783 người), Bắc Giang (18.539 người)[2]. Như vậy, người Hoa là dân tộc duy nhất tại Việt Nam có dân số giảm trong 10 năm (1999-2009).

[sửa] Tên gọi



Hội quán Triều Châu, Hội An.
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.

Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.

Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)

Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau:Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm an và sinh sống:vùng Cù Lao Phố(Đồng Nai),Sài Gòn Chợ Lớn,Hà Tiên,từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị,gây ảnh hưởng xấu.

Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.

Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.

Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ... [11]

Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán

[sửa] Xem thêm

Người Hoa
[sửa] Tham khảo

^ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
^ a b Tổng cục Thống kê (1/4/2009). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Thông cáo báo chí. Truy cập 22/2/2011
^ CIA (5 tháng 3 năm 2009). “The World Factbook - Vietnam”. Truy cập 13 tháng 3 năm 2009.
^ The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.
^ Choi, Byung Wook (2004). Southern Vietnam under the reign of Minh Mạng (1820–1841): central policies and local response. p. 40. SEAP Publications. ISBN 0877271380.
^ Nayan Chanda, Brother Enemy - The War after the War, Harcourt Brace Jovanovich, Publishers, 1986, tr. 236
^ Evans và Rowley, tr. 50
^ Evans và Rowley, tr. 53
^ Evans và Rowley, tr. 51
^ Evans và Rowley, tr. 54
^ Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam Huỳnh Ái Tông
Elizabeth Becker (1998). When the war was over: Cambodia and the Khmer Rouge revolution. Public Affairs. ISBN 9780671417871. http://books.google.com/books?id=3NHoI2 ... frontcover.
Stephen J. Morris (1999). Why Vietnam invaded Cambodia: political culture and the causes of war. Nhà in Đại học Stanford. ISBN 9780804730495. http://books.google.com/books?id=uEYKCG ... er#PPP1,M1.
Grant Evans (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon. London: Verso.
[sửa] Liên kết ngoài

Ban Công tác người Hoa TP. HCM
Thống kê dân số - Người Hoa
CIA -The World Fact Book
[1][2] Vài nét về lịch sử người Minh hương và người Hoa ở Nam bộ
Người Hoa - Du lịch Lào Cai
Tìm hiểu lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong

-------------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%87t_Nam)
Attachments
Một gia đình người Hoa tại Lào Cai.jpg
Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM.jpg
Hội quán Triều Châu, Hội An.jpg

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:51

Hoa kiều


Người Hoa Hải ngoại
海外華人
海外华人

Lý Quang Diệu
Lý Hiển Long
Thaksin Shinawatra
Abhisit Vejjajiva
Tổng dân số
40.000.000

Khu vực đông người sinh sống
Ngôn ngữ
Tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ nơi họ cư trú.
Tín ngưỡng
Phật giáo cùng Đạo giáo và Nho giáo, Thiên chúa giáo, khác.
Nhóm dân tộc liên quan
Người Hán
Hoa kiều (phồn thể: 海外華人; Trung văn giản thể: 海外华人, Hán Việt: Hải ngoại Hoa nhân) là những người sinh sống bên ngoài Trung Hoa lục địa, Hồng Kông, Ma Cao hay Đài Loan nhưng có nguồn gốc Hán. Có khoảng 40 triệu Hoa kiều, hầu hết sống tại vùng Đông Nam Á là thành phần sắc dân đa số ở Singapore, thiểu số quan trọng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Kiều dân người Hoa đến các vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 16-19, hầu hết xuất phát từ các tỉnh ven biển Quảng Đông và Phúc Kiến (nhóm người Hoklo), tiếp đó là Đài Loan và Hải Nam. Thuật ngữ "Hoa Kiều" có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm tất cả những người có nguồn gốc từ Trung Quốc, chẳng hạn như người Tây Tạng lưu vong[1] hoặc gồm những người chỉ có một phần là người Hoa.

Gần đây đích di cư nhắm về Bắc Mỹ, chủ yếu là đến Hoa Kỳ và Canada.

Hoa kiều khác nhau nhiều về mức độ đồng hoá, tương tác với cộng đồng xung quanh (xem Phố Tàu) và mối liên hệ với Trung Quốc. Ở Thái Lan, phần lớn Hoa kiều kết hôn và đồng hoá với cộng đồng bản xứ. Ở Myanma, người Hoa hiếm khi kết hôn với người bản xứ nhưng lại theo văn hoá Miến Điện, duy trì đặc tính Hoa và Miến. Trái lại, ở Malaysia và Singapore, Hoa kiều vẫn giữ đặc tính chủng tộc riêng biệt.

Thường những làn sóng di dân khác nhau dẫn đến hình thành các phân nhóm trong số Hoa kiều, như những di dân cũ và mới ở Campuchia và Indonesia. Người Hoa ở các nước Đông Nam Á thường tham gia vào thương mại và tài chính. Và khả năng kinh doanh của người Hoa tại các khu vực này đều được đa phần người bản xứ công nhận. Ở Bắc Mỹ, nhờ các chính sách di trú, Hoa kiều thường có mặt trong các ngành nghề chuyên môn, các nghề có thứ hạng cao trong y khoa và học thuật.

Mục lục

[ẩn]
1 Thuật ngữ
2 Thống kê
3 Xem thêm
4 Chú thích
[sửa] Thuật ngữ

Tiếng Trung có nhiều thuật ngữ khác nhau để đề cập đến khái nhiệm này. Huáqiáo (Trung văn giản thể: 华侨; phồn thể: 華僑, Hoa Kiều) hay Hoan-kheh trong tiếng Phúc Kiến (Trung: 番客) dùng để đề cập đến công dân Trung Quốc sinh sống ngoài Trung Quốc. Huáyì (Trung văn giản thể: 华裔; phồn thể: 華裔; Pe̍h-ōe-jī: Hôa-è, Hoa duệ) dùng để đề cập đến người thuộc dân tộc Hán sinh sống ngoài Trung Quốc.[2] thuật ngữ thường dùng khác là 海外华人 (hǎiwài huárén, hải ngoại hoa nhân); và từ này thường được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng để đề cập đến những người thuộc sắc tộc Trung Hoa sinh sống ngoài Trung Quốc nói chung mà không xét tới quốc tịch.

Trong tiếng Việt, cụm từ Hoa kiều vẫn được dùng phổ biến và tồn tại song song với từ Việt kiều để đề cập đến những người gốc Việt nios chung tại nước ngoài mà không kể tới quốc tịch, mặc dù vậy, thuật ngữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ" và khô thích hợp để chỉ những người đã mang quốc tịch nước ngoài.

Hoa kiều thuộc sắc tộc Hán như Quảng Đông, Phúc Kiến, hay Khách Gia đề cập tới Hoa kiều với tên gọi 唐人 (tángrén, đường nhân), đọc là tòhng yàn trong tiếng Quảng Đông, Tn̂g-lâng trong tiếng Mân Nam, và tong nyin trong tiếng Khách Gia. Từ "đường nhân" ám chỉ đến nhà Đường khi chyế độ này kiểm soát toàn bộ Trung Nguyên.

[sửa] Xem thêm

Người Việt gốc Hoa
Việt kiều
[sửa] Chú thích

^ Blondeau, Anne-Marie; Buffetrille, Katia and Wei Jing (2008). Authenticating Tibet: Answers to China's 100 Questions. University of California Press. tr. 127.
^ [1]
^ a b c d e f g h i The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.
^ Malaysia. Background Notes. United States: Department of State. December 2008. http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2777.htm. Truy cập 8 tháng 5 năm 2009
^ [2], BBC
^ Table 3 Ethnic Composition of the Resident Population, http://www.singstat.gov.sg/pubn/popn/c2010acr.pdf. Truy cập 12 tháng 1 năm 2011.
^ Tổng cục Thống kê (1/4/2009). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Thông cáo báo chí. Truy cập 22/2/2011
^ Cambodia: Zongzi becomes a tool of affection relay
^ Ministry of Justice. Japan. July, 2009. <http://www.moj.go.jp/PRESS/090710-1/090710-3.pdf>.
^ “More Than 1 Million Foreigners Live in Korea”, 6 tháng 8 năm 2009. Truy cập 18 tháng 10 năm 2009.
^ Chinese expats in Dubai - TimeOut Dubai
^ "Brunei". The World Factbook. (2006). Langley, VA: Central Intelligence Agency. Được truy cập 17 tháng 9 năm 2006. The total population of Brunei is estimated at 380,000, of whom 11.2% are of Chinese descent.
^ “Chinese in N.Korea 'Face Repression'”, 10 tháng 10 năm 2009. Truy cập 15 tháng 10 năm 2009.
^ Fazl-e-Haider, Syed. “Chinese shun Pakistan exodus”, 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập 11 tháng 9 năm 2009.
^ http://www.nationmaster.com/graph/peo_c ... population
^ Bangladesh, Lonely Planet by Marika McAdam
^ “Selected Population Profile in the United States”. Truy cập 29 tháng 9 năm 2008.
^ " Ethnic Origin (247), Single and Multiple Ethnic Origin Responses (3) and Sex (3) for the Population of Canada, Provinces, Territories, Census Metropolitan Areas and Census Agglomerations, 2006 Census - 20% Sample Data," [3]
^ CIA World Factbook. Cuba. 2008. May 15, 2008. <https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cu.html>.
^ People Daily community estimation. <http://spanish.peopledaily.com.cn/31621/6415237.html>.
^ http://www.embajadachina.org.mx/esp/zmgx/t44249.htm=B
^ “Nicaragua: People groups”, Joshua Project. Truy cập 26 tháng 3 năm 2007.
^ Romero, Simon. “China Aids Suriname, Expanding South American Role”, The New York Times, 10 tháng 4 năm 2011.
^ Joshua Project - Han Chinese, Hakka of Jamaica Ethnic People Profile
^ : dr1.com - The Chinese Community and Santo Domingo’s Barrio Chino - Page 1
^ History of the Chinese in Guyana
^ http://celade.cepal.org/cgibin/RpWebEng ... erMain.inl
^ “"Population of the UK, by ethnic group, 2001" (Note that in UK usage Asian in this context refer to South Asia)”. Truy cập 23 tháng 6 năm 2006.
^ Statistiche demografiche ISTAT.
^ Instituto Nacional de Estadística: Padrón 2008 [4].
^ Dutch Census Bureau (excludes ethnic Chinese not from China)[5].
^ Federal Statistical Office Germany [6].
^ Little China in Belgrade
^ Beyond 20/20 WDS - Table View
^ Statistics Denmark 2009
^ Кръстева, Анна (2005). "Китайците". Имиграцията в България. София: IMIR. 80–104. ISBN 954-8872-56-0. http://www.imir-bg.org/imir/books/Imigr ... lgaria.pdf.
^ "Foreign population with legal status of residence (No.) by Place of residence (NUTS-2002) and Nationality". Population. Instituto Nacional de Estatística. 2007. http://www.ine.pt/xportal/xmain?xpid=IN ... elTab=tab0. Truy cập 18 tháng 3 năm 2009
^ Statistiska centralbyrån
^ Tilastokeskus [7].
^ Czech Statistical Office 2007
^ Vasiliu, Adrian O.. “Chinezii din Romania - polul est-european al civilizatiei asiatice/Chinese in Romania - Eastern European pole of Asian civilisation”, 1 tháng 8 năm 2005. Truy cập 7 tháng 4 năm 2009.
^ 2006 Australian Bureau of Statistics [8].
^ QuickStats About Culture and Identity - Asian, 2006 Census, Statistics New Zealand. Accessed 2007-07-13.
^ Nelson 2007, tr. 8
^ Chin 2008, tr. 118
^ "Tonga announces the expulsion of hundreds of Chinese immigrants", John Braddock, wsws.org, December 18, 2001
^ "Tonga to expel race-hate victims", Paul Raffaele & Matthew Dearnaley, New Zealand Herald, November 22, 2001
^ Palau, CIA World Factbook, rertieved October 14, 2009
^ Park, Yoon Jung (2009). Recent Chinese Migrations to South Africa - New Intersections of Race, Class and Ethnicity. Interdisciplinary Perspectives. ISBN 978-1-904710-81-3. http://www.inter-disciplinary.net/wp-co ... -v1.3b.pdf. Truy cập September 20, 2010.
^ http://www.newsweek.com/id/72028/page/1
^ “Chinese prostitution ring busted in Maadi”, Almasry Alyoum, 2010-09-13, http://www.almasryalyoum.com/en/news/ch ... sted-maadi. Truy cập 3 tháng 10 năm 2010.
^ Man 2006
^ Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs 2007
^ http://www.migrationinformation.org/Fea ... cfm?id=690
^ 非洲华人华侨简况. Dongguan: Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs. 20 tháng 4 năm 2007. http://dgfao.dg.gov.cn/gb/articledetail ... tegoryid=7. Truy cập 30 tháng 10 năm 2008
^ Chinese Language Educational Foundation 1999
^ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích báo}}: tham số tên bài hay title phải được chỉ định.
^ 1999 年底非洲国家和地区华侨、华人人口数 (1999 year-end statistics on Chinese expatriate and overseas Chinese population numbers in African countries and territories). Chinese Language Educational Foundation. http://www.chinaqw.com/node2/node116/no ... 43484.html.

-------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_ki%E1%BB%81u

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:52

Phố người Hoa


Trước đây, người Trung Quốc thường tập trung ở khắp mọi nơi để làm ăn buôn bán, người ta vẫn dùng cụm từ cộng đồng người Hoa để chỉ những khu vực này. Sau đó, công đồng người Hoa ngày một phát triển và tập trung thành các tuyến phố và mang rất nhiều những nét rất riêng mà chỉ ở Trung Quốc mới có. Thuật ngữ "Chinatown" (Phố người Hoa) tiếng Mỹ xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 được định nghĩa là chỉ một khu phố tập trung một số lượng lớn cư dân Trung Quốc ở nước ngoài. Phố người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới, bao gồm ở Đông Á, khu vực Đông Nam Á, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Châu Âu.

Trong quá khứ, có rất nhiều vùng tập trung cư dân Trung Hoa được công nhận là điểm du lịch văn hóa Trung Hoa tại nước ngoài. Tới ngày nay, tại nhiều nước nhiều Phố người Hoa được coi là trung tâm thương mại và du lịch lớn không thể thiếu. Nhiều Phố người Hoa chỉ tập trung vào thương mại du lịch, trong khi một số khác vẫn chỉ sống và làm việc như một công dân nước ngoài bình thường. Phố người Hoa tại một số nước hiện nay đang phát triển rất mạnh, lập ra rất rất nhiều trang web để giúp cho khu vực của họ trở thành trung tâm hoạt động kinh tế và xã hội tại nước đó. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc mất dần đi những nét đặc trung của các tuyến phố cũ.

Một số Phố người Hoa có một lịch sử lâu đời như Phố người Hoa ở Nagasaki, Nhật Bản, hoặc đường Yaowarat ở Bangkok, trong đó có cả hai được sáng lập bởi các nhà buôn Trung Quốc hơn 200 năm trước. Phố người Hoa ở San Francisco là Phố người Hoa đầu tiên và lớn nhất thiết lập bên ngoài Châu Á. Các thành phố khác ở Bắc Mỹ, nơi Phố người Hoa được thành lập từ giữa thế kỷ 19 dọc theo đường bở biển từ San Diego đến Victoria. Nửa sau thế kỉ 19, Phố người Hoa cũng đã được thành lập tại New York, Boston, Chicago, và Detroit. Sau cùng là Phố người Hoa ở Úc, New Zealand, Châu Âu và thậm chí cả Nam Phi. Cửa ngõ ra vào các khu phố có người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cả Việt Nam bên trong thường rất phức tạp vì nó nằm ngoài sự quản lý pháp luật của các nước.

------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%9 ... BB%9Di_Hoa
Attachments
China_Town_at_San_Francisco.JPG
Last edited by 粵嚟粵掂 on Jul 30th, '11, 12:09, edited 1 time in total.

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:53

Người Lào gốc Hoa


Tổng dân số
185.000 (ước tính)[1]

Khu vực đông người sinh sống
Viên Chăn, Phonsavan, Luang Prabang, Pakse
Ngôn ngữ
Lào, Triều Châu, Quảng Đông, Quan Thoại Tây Nam[2]
Tín ngưỡng
Phật giáo Tiểu thừa, Phật giáo Đại thừa
Nhóm dân tộc liên quan
người Hán
Người Lào gốc Hoa là một cộng đồng người Hoa sống tại Lào. Hiện nay ước tính họ chiếm 2% tổng dân số Lào. Hầu hết người Lào gốc Hoa là hậu duệ của những người đã di cư từ các tỉnh miền Nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 và hiện nay. Người Lào gốc Hoa chủ yếu nói tiếng Triều Châu và tiếng Quảng Đông. Ngày nay tại Lào, nhiều người Trung Quốc đã quyết nhập cư đến Lào, khiến cho dân số của cộng đồng này tăng lên đáng kể. Nhiều người dân tộc Hoa tại Lào cũng liên quan đến quá trình xây dựng để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2009 tổ chức tại Viên Chăn. Trong những năm 1970 và 1980, sau khi Pathet Lào nắm quyền, một số người Lào gốc Hoa đã chạy sang Thái Lan và các quốc gia khác, như Hoa Kỳ. Hầu hết người Lào gốc Hoa vẫn duiy trì bản sắc văn hóa của mình[3]

[sửa] Tham khảo

^ http://www.ocac.gov.tw/english/public/p ... 63&level=B
^ A. Doak Barnett. Communist China and Asia. Published for the Council on Foreign Relations. 175. http://books.google.com/books?id=ZpEeAAAAMAAJ&pgis=1.
^ Joel Martin Halpern. The Role of the Chinese in Lao Society. Rand Corp. 4. http://books.google.com/books?id=XoU1AA ... lr=&pgis=1.
[sửa] External links

Calgary Lao-Chinese Association

---------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:54

Người Campuchia gốc Hoa


柬埔寨華人

Pol Pot
Ieng Sary
Khieu Samphan
Khang Khek Ieu
Tổng dân số
1.180.000 (ước tính)[1]

Người Triều Châu 708.000
Người Quảng Đông 236.000
Người Phúc Kiến 82.600
Người Khách Gia 47.200
Người Hải Nam 47.200
Khác 59.000
Khu vực đông người sinh sống
Campuchia Hoa Kỳ Pháp Úc
Ngôn ngữ
Tiếng Khmer, Tiếng Triều Châu, Tiếng Quảng Đông, Tiếng Mân Nam, Tiếng Khách Gia, Tiếng Hải Nam
Tín ngưỡng
Phật giáo Đại thừa và/hoặc Phật giáo Tiểu thừa cùng Đạo giáo.[2]
Nhóm dân tộc liên quan
Người Hán


Người Campuchia gốc Hoa là những công dân Campuchia có nguồn gốc Hoa. Từ "Khmer-Chen" trong tiếng Khmer được sử dụng để chỉ những người lai Khmer và Hoa hay người có quốc tịch Campuchia khi sinh nhưng có nguồn gốc Hoa; (Chen nghĩa là người Hoa trong tiếng Khmer). Trong thời kỳ cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, họ là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia với con số ước tính khoảng 425.000 người. Tuy nhiên, đến năm 1984 chỉ còn khoảng 61.400 người Campuchia gốc Hoa còn ở lại. Việc này được cho là do hậu quả của chiến tranh, tình trạng kinh tế đình đốn, Khmer đỏ, và di cư.

Mục lục

[ẩn]
1 Kiểm soát kinh tế
2 Nhóm phương ngữ
2.1 Người Triều Châu
2.2 Người Quảng Đông
2.3 Người Hải Nam
2.4 Người Khách Gia
2.5 Người Phúc Kiến
3 Lịch sử
3.1 Lịch sử Trung cổ
3.2 Thời Pháp thuộc
3.3 Sau khi độc lậ p
3.4 Dưới thời Khmer đỏ
3.5 Dưới thời Cộng hòa Nhân dân Campuchia
3.6 Những năm gần đây
4 Người Campuchia gốc Hoa nổi tiếng
5 Xem thêm
6 Chú thích
7 Tham khảo
8 Liên kết ngoài
[sửa] Kiểm soát kinh tế

Năm 1963, William Willmott, một nhà chuyên gia nghiên cứu về các cộng đồng Hoa Kiều đã ước tính là có khoảng 90% người Hoa tại Campuchia liên quan đến lĩnh vực thương mại. Ngày nay, ước tính khoảng 60% người Hoa tại các khu vực đô thị làm các công việc liên quan đến thương mại, và hầu hết người Hoa tại khu vực nông thôn là các thương nhân bán lẻ, chế biến thực phẩm (như lúa gạo), hay làm về lĩnh vực tín dụng. Những người Hoa tại tỉnh Kampot và nhiều nơi tại tỉnh Koh Kong trồng tiêu đen và các loại hoa quả (đặc biệt là chôm chôm, sầu riêng, và dừa). Ngoài ra một số người Hoa cũng là những ngư dân.

Hầu hết những người Campuchia gốc Hoa làm nghề tín dụng, vì thế họ đã nắm được quyền lợi kinh tế một cách đáng kể so với những người nông dân Khmer qua việc cho vay nặng lãi. Các nghiên cứu vào thập niên 1950 cho thấy những chủ hiệu người Hoa đã cho những người nông dân Campuchia vay với lãi suất 10-20% một tháng. Điều này giải thích lý do vì sao 75% nông dân Campuchia vẫn đang mắc nợ vào năm 1952, theo Cơ quan tín dụng Thuộc địa Australia). Dường như có rất ít sự khác biệt giữa người Hoa và người Hoa lai Khmer trong các ngành tín dụng và kinh doanh.

[sửa] Nhóm phương ngữ

Người Campuchia gốc Hoa được chia thành 5 nhóm ngôn ngữ chính, nhóm lớn nhất là Triều Châu (60%), tiếp theo là Quảng Đông (20%), Phúc Kiến (7%), hai nhóm Khác Gia và Hải Nam mỗi nhóm chiếm 4%. Những người thuộc cùng một nhóm thường cùng hướng tới một ngành nghề nhất định.

[sửa] Người Triều Châu

Người Triều Châu chiếm khoảng 90% người Campuchia gốc Hoa tại khu vực nông thôn, mở các cửa hàng tại các phum sóc, kiểm soát tín dụng nông thôn và dễ dàng thâu tóm ngành lúa gạo, bên cạnh việc trồng trọt rau quả. Trong khu vực thành thị họ thường tham gia vào các doanh nghiệp như xuất nhập khẩu, bán dược phẩm, cũng như bán rong trên đường phố. Hầu hết trong số họ hiện đang sống xung quanh các khu vực mà họ cho là khiến cho việc kinh doanh được thành công (theo luật phong thủy). Họ có đang trở thành một cộng đồng người Hoa có triển vọng tại các thành phố lớn.

[sửa] Người Quảng Đông

Người Quảng Đông vốn là nhóm chiếm đa số trước khi người Triều Châu di cư đến vào cuối thập kỷ 1930, nhóm người này sống chủ yếu trong các thành phố. Thông thường, người Quảng Đông tham gia vào lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng, với hầu hết các ngành như cơ khí hay thợ mộc. Trong tiếng Khmer họ được gọi là "Chen-Catung" . Ngoài các thành phố ra, tỉnh Kampong Cham cũng là nơi có cộng đồng người Quảng Đông.

[sửa] Người Hải Nam

Người Hải Nam bắt đầu cuộc sống tại Campuchia với nghề trồng tiêu ở tỉnh Kampot, hiện họ vẫn tiếp tục thống trị ngành kinh tế này. Nhiều người Hoa sau đó đã chuyển tới Phnôm Pênh. Trong cuối những năm 1960, có những tường trình cho biết cộng đồng này độc quyền trong các lĩnh vực khách sạn và nhà hàng. Họ cũng thường khai trương các cửa hàng cửa hàng may mặc và kim chỉ.

[sửa] Người Khách Gia

Tại Phnom Penh, những người Khách Gia mới di cư thường làm nghề nha sĩ dân gian, bán thuốc cổ truyền Trung Quốc, và làm thợ đóng giày. Người Khách Gia dường như là nhóm người Hoa đến muộn nhất và cũng là nhóm nhỏ nhất vì họ chủ yếu di cư trong thời kỳ Chiến tranh Trung-Nhật lần 2. Sau những nămđầu định cư tại Campuchia, người Khách Gia dần tập trung lại tại tỉnh Stung Treng ở đông bắc đất nước.

[sửa] Người Phúc Kiến

Cộng đồng Phúc Kiến tham gia vào ngành xuất nhập khẩu và ngân hàng, nhiều người Campuchia gốc Hoa giàu nhất thuộc cộng đồng Phúc Kiến. Họ là nhóm đầu tiên ở Campuchia và đã đến đây sớm nhất từ thời kỳ Đế quốc Khmer và sau đó là giai đoạn nhập cư lớn nhất vào thế kỷ 15, cộng đồng Quảng Đông đã thay thế họ để trở thành cộng đồng lớn nhất vào những năm 1860. Kampong Thom vẫn là trung tâm chính của cộng đồng Phúc Kiến, tiếp theo Xiêm Riệp, Battambang và Kampong Chhnang.

[sửa] Lịch sử

[sửa] Lịch sử Trung cổ

Người Hoa hiện diện tại Campuchia từ thế kỷ 13 khi ngoại giao Trung Quốc Chu Đạt Quan đến thăm Campuchia. Trong thế kỷ 16, người đi biển Bồ Đào Nha ghi nhận sự hiện diện của một vùng đất Trung Hoa tại Phnom Penh năm 1620. Người nhập cư Trung Quốc ban đầu hầu hết là đàn ông, và họ đã kết hôn với phụ nữ Khmer hoặc Chăm tại địa phương. Con cháu của họ nhanh chóng đồng hóa vào cộng đồng địa phương bằng cách tích hợp các hoạt động kinh tế và xã hội vào các xã hội nông nghiệp của người Campuchia cổ xưa. Một số con cháu là nam của người nhập cư Trung Quốc để những kiểu tóc của Trung Quốc. Hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc từ triều đại nhà Minh duy trì một kiểu búi tóc Trung Hoa cho đến thế kỷ thứ 18.[3]

[sửa] Thời Pháp thuộc

Phân biệt theo nhóm phương ngữ cũng đã được người Pháp vận dụng để quản lý hành chính người Hoa tại Campuchia. Người Pháp mang theo một hệ thống do hoàng đế Gia Long (1802-1820) đặt ra để phân loại người Hoa địa phương theo khu vực xuất xứ và phương ngữ. Các nhóm này được gọi là bang (hoặc hội theo tiếng Pháp) và có những người đứng đầu của mình trong các vấn đề pháp luật, trật tự, và thu thuế.[4]

Pháp cũng thự thi một chính sách tương tự tại Campuchia.[4] Người đứng đầu bang , được gọi là ong bang , được bầu bằng phiếu phổ thông, ông ta có chức năng như một trung gian giữa các thành viên của bang và chính quyền. Những người Hoa không được chấp nhận là thành viên trong một bang đã bị các nhà chức trách Pháp trục xuất.

[sửa] Sau khi độc lậ p

Hệ thống quản lý cộng đồng Người Campuchia gốc Hoa của Pháp đã chấm dứt vào năm 1958. Trong những năm 1960, các vấn đề của cộng đồng người Hoa có xu hướng được tự chủ, ít nhất là tại Phnôm Pênh, do Uỷ ban Bệnh viện người Hoa, một tổ chức được thiết lập để tài trợ và quản lý một bệnh viện thành lập trước đó cho cộng đồng người Hoa. Ủy ban này là sự kết hợp lớn nhất của thương nhân người Hoa ở trong nước, và theo quy định điều lệ thì tổ chức bao gồm trên mười lăm thành viên hội đồng quản trị. Trong đó, có sáu người từ nhóm Triều Châu, ba từ Quảng Đông, hai từ Phúc Kiến, hai từ Khách Gia, và hai từ Hải Nam. Hội đồng bệnh viện được thành lập với sự công nhận của lãnh đạo cộng đồng người Hoa ở Phnom Penh. Hội đồng nhà trường địa phương của người Hoa tại các thành phố và thị trấn nhỏ hơn thường được quản lý tương tự.

Năm 1971 chính phủ đã cho phép hình thành một cơ chế mới, Hiệp hội Liên minh của người Hoa tại Campuchia, tổ chức đầu tiên bao trọn các cư dân người Campuchia gốc Hoa. Theo quy chế của hiệp hội, liên minh được cho là để "hỗ trợ người Hoac trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, y tế cộng cộng và y tế nói chung", để quản lý tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng người Hoa tại Phnom Penh và các nơi khác, và để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa người Campuchia và người Hoa.

Lãnh đạo hiệp hội được dự kiến ​​sẽ bao gồm các nhà lãnh đạo được công nhận của cộng đồng dân tộc Trung Hoa, Liên minh được cho là có khả năng tiếp tục xu hướng này, rõ ràng là kể từ đầu những năm 1960, họ đã vượt qua được lòng trung thành với các nhóm phương ngữ trong nhiều khía cạnh của xã hội, chính trị, và các chương trình kinh tế để phục vụ cho cả cộng đồng. Nói chung, quan hệ giữa người Hoa và dân tộc Khmer là tốt. Có một số hôn nhân hỗn chủng, và một tỷ lệ khá lớn dân cư Campuchia là người lai Hoa-Khmer, những người này đã đồng hóa dễ dàng vào một trong hai cộng đồng người Hoa hoặc cộng đồng người Khmer. Willmott giả định rằng có một tầng lớp người Hoa-Khmer ưu tú đã thống trị về thương mại tại Campuchia từ thời điểm độc lập cũng như trong thời kỳ của nước Cộng hòa Khmer.

[sửa] Dưới thời Khmer đỏ

Khmer Đỏ tiếp quản đất nước là thảm họa cho cộng đồng người Hoa vì nhiều lý do. Khi Khmer Đỏ chiếm một thị trấn, họ ngay lập tức phá hủy chợ địa phương. Theo Willmott, sự gián đoạn này hầu như đã loại bỏ các cửa hiệu bán lẻ và các thương nhân (gần như toàn bộ người Hoa) đã trở thành tầng lớp vô sản thành thị."[5]

Đối với người Hoa, ngoài việc kế sinh nhai của họ bị xóa sổ, họ cũng phải chịu nhiều đau khổ vì tầng lớp của họ. Họ được giáo dục tốt và chủ yếu là các thương gia thành thị, và do đó họ là những người tiêu biểu bị Khmer Đỏ ghê tởm. Người Hoa tị nạn Trung Quốc đã nói rằng họ đã cùng phải chịu đựng những đối xử tàn bạo tại các đô thị của Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ.

[sửa] Dưới thời Cộng hòa Nhân dân Campuchia

Sau Chiến dịch phản công biên giới Tây Nam của quân đội Việt nam dẫn tới sự sụp đổ của Campuchia Dân chủ (Khmer đỏ), chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia thân Việt Nam đã bãi bỏ một số các quy tắc áp bức đối với người Hoa của chính quyền Khmer Đỏ. Báo chí tiếng Hoa đã được cho phép và lệnh cấm nói tiếng Hoa tại nhà đã được dỡ bỏ.[6] Tuy nhiên, sự nghi kị người Hoa vẫn còn do Trung Quốc lúc đó đang hỗ trơ lực lượng Khmer Đỏ, bấy giờ đổi tên thành "Quân đội Quốc gia Campuchia Dân chủ "(NADK) để chống lại Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Các nhà quan sát vào thời điểm đó tin rằng lập trường chống Trung Quốc kéo dài của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia và của các quan chức của họ tại Phnôm Pênh đã làm khiến không thể chắc rằng một cộng đồng người Hoa với quy mô tương tự như trước thời Khmer Đỏ có thể lại nổi lên trong tương lai gần ở Campuchia.

Các điều kiện cho người dân tộc Hoa, đã cải thiện rất nhiều dưới thời Nhà nước Campuchia, đại diện chuyển tiếp của CHND Campuchia sau năm 1989. Các hạn chế được đặt ra dần dần biến mất. Nhà nước Campuchia cho phép người Hoa tiến hành các phong tục, tín ngưỡng truyền thống và các trường ngôn ngữ Trung Quốc đã được mở cửa trở lại. Năm 1991, hai năm sau khi ra đời Nhà nước Campuchia, Tết nguyên đán của người Hoa đã chính thức được tổ chức tại Campuchia lần đầu tiên kể từ năm 1975.[7]

[sửa] Những năm gần đây

Hiện người Hoa đã lấy lại được vị trí của mình trong nền kinh tế Camppuchia, [8] các doanh nhân Hoa-Khmer được khuyến khích thiết lập lại các cơ sở kinh doanh trước đây của họ vốn đã bị chế độ Khmer Đỏ phá hủy. Nền kinh tế Campuchia hiện đại phụ thuộc nhiều vào những công ty của người Hoa-Khmer, những công ty này kiểm soát vốn của nền kinh tế Campuchia,[9] và họ nhận được sự hỗ trợ của những nhà lập pháp có chút ít gốc gác Hoa.[10]

[sửa] Người Campuchia gốc Hoa nổi tiếng

Pol Pot - Lãnh đạo Khmer Đỏ[11][12]
Ta Mok - Lãnh đạo Khmer Đỏ (Hoa-Khmer)[13]
Ieng Sary - Lãnh đạo Khmer Đỏ[14][15]
Khieu Samphan - Lãnh đạo Khmer Đỏ, đứng đầu nhà nước Campuchia Dân chủ[16][17]
Nuon Chea (劉平坤) - Nhà tư tưởng của Khmer Đỏ[18][19][20]
Khang Khek Ieu - Nguyên lãnh đạo Khmer Đỏ, đứng đầu nhà tù Tuol Sleng (S-21) tại Phnôm Pênh[21][22]
Lon Nol - Tổng thống Cộng hòa Khmer (Hoa-Khmer)[23][24]
Bun Rany - Đứng đầu Hội Chữ thập đỏ Campuchia, phu nhân của Thủ tướng Hun Sen[25]
Sinn Sisamouth-Vua nhạc Khmer những năm 1960, 1970 (Khmer-Hoa-Lào)
Cham Prasith- Bộ trưởng Thương mại Campuchia. Tên thật của ông trong tiếng Hoa được đọc là Aik Tik Yu.
[sửa] Xem thêm

Hoa Kiều
người Hoa (Việt Nam)
[sửa] Chú thích

^ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.
^ Brandon Toropov, Chad Hansen. The Complete Idiot's Guide to Taoism. Alpha Books. tr. 121. ISBN 0028642627.
^ Nyíri, Savelʹev (2002), p. 256
^ a b Nyíri, Savelʹev (2002), p. 257
^ Nyíri, Savelʹev (2002), p. 265
^ Amy B. M. Tsui, James W. Tollefson. Language Policy, Culture, and Identity in Asian Contexts. Lawrence Erlbaum Associates. 110–5. ISBN 0805856935.
^ Judy Ledgerwood, Cambodian Recent History and Contemporary Society; 1989-1993 State of Cambodia
^ China-Cambodia: More than just friends?
^ The rise and rise of a Cambodian capitalist
^ 华人在柬埔寨几度沉浮
^ Short 2005, tr. 18
^ “Debating Genocide”. Web.archive.org. Truy cập 27 tháng 2 năm 2009.
^ Jurisdictional and Definitional Issues Jurisdictional and Definitional Issues, Bora Touch, Khmer Institute
^ Ieng Sary's Brief Biography; Ieng Sary, Howard J. De Nike, John B. Quigley, Kenneth J. Robinson, Cambodia Tribunal Populaire Revolutionnaire, Helen Jarvis, Nereida Cross (2000). Genocide in Cambodia: Documents from the Trial from of Pol Pot and Ieng Sary (Pennsylvania Studies in Human Rights) (Hardcover). University of Pennsylvania Press. tr. 90. ISBN 0812235398.
^ Bora, Touch. “Jurisdictional and Definitional Issues”. Khmer Institute. http://www.khmerinstitute.org/articles/art03b.html. Truy cập 19 tháng 11 năm 2007.
^ Bora, Touch. “Debating Genocide”, The Phnom Penh post, 18 tháng 2 năm 2005. Truy cập 19 tháng 11 năm 2007. Bản chính được lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2007.
^ Bora, Touch. “Jurisdictional and Definitional Issues”. Khmer Institute. http://www.khmerinstitute.org/articles/art03b.html. Truy cập 19 tháng 11 năm 2007.
^ Death by ‘a mistake’, JANUARY 19, 2004, MIRANDA LEITSINGER, Tulsa World
^ A chilling visit with Pol Pot's `brother', Evan Osnos, Tribune foreign correspondent, February 17, 2006, genocidewatch.org (cached 2007-09-27 by web.archive.org)
^ FACTBOX: Nuon Chea, Pol Pot's right-hand man, Sep 19, 2007, Reuters
^ David P. Chandler, Brother Number One: A Political Biography of Pol Pot, Westview Press, 1999, ISBN 0813335108, pg 126
^ Notes from a slaughterhouse Khmer Rouge Atrocities, Bangkok Post Perspective May 30, 1999, Ben Kiernan, Yale University
^ Marks, Paul (2000). “China's Cambodia Strategy”. Parameters (Autumn 2000): 92–108. ISSN 0031-1723. http://www.carlisle.army.mil/usawc/para ... /marks.htm. Truy cập 24 tháng 4 năm 2010.
^ Hersh, Seymour M. (1983). The Price of Power: Kissinger in the Nixon White House. Summit Books. Back Matter. ISBN 0671447602.
^ (tiếng Trung) 柬埔寨首相夫人上书求禁“3G” 祖籍为中国海南, 2006-06-13, Sohu; 洪森改譯名有“講究” 雲升有著強烈的中國情結, 2003-08-13, Qingdao news
[sửa] Tham khảo

Pál Nyíri, Igorʹ Rostislavovich Savelʹev. Globalizing Chinese Migration. Ashgate Publishing. 255–6. ISBN 0754617939.
Bài viết này chứa nội dung từ trong Library of Congress Country Studies, là xuất bản phẩm của chính phủ Hoa Kỳ thuộc phạm vi công cộng.
[sửa] Liên kết ngoài

WorldChinese: Cambodia
The Growing Cambodian-Chinese Alliance (thông tin về cộng đồng người Hoa tại Campuchia)
Bản mẫu:Dân tộc Campuchia

----------------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:57

người Thái gốc Hoa


泰國華人

ไทยเชื้อสายจีน

Utt Panichkul
Thaksin Shinawatra
Abhisit Vejjajiva
Nichkhun Horvejkul

Plaek Pibulsonggram
Chamlong Srimuang
Thawal Thamrong Navaswadhi
Bundit Ungrangsee
Tổng dân số
7.053.240 [1]

Khu vực đông người sinh sống
Thái Lan
Ngôn ngữ
tiếng Hoa, Tiếng Quan Thoại, Tiếng Quảng Đông, Tiếng Khách Gia, Tiếng Phúc Kiến, Tiếng Triều Châu và Tiếng Thái
Tín ngưỡng
Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo, Tôn giáo Dân gian Trung Hoa, Thiên Chúa giáo
Nhóm dân tộc liên quan
Người Triều Châu, Người Phúc Kiến, Người Khách Gia, Người Hải Nam...
Người Thái gốc Hoa là nhóm Hoa kiều sinh ra tại Thái Lan. Họ chiếm 14% dân số của Thái Lan, do sự kết hôn lẫn nhau nên khó có thể xác định một con số thật cụ thể. Đa số người Thái gốc Hoa có gốc tích ở Triều Châu, Quảng Đông và do đó họ nói tiếng Triều Châu Mân Nam. Một thiểu số là hậu duệ của người Khách Gia và người nhập cư Hải Nam. Năm 1987, có khoảng 6 triệu người Thái gốc Hoa ở Thái Lan.

[sửa] Ngôn ngữ

Tiếng Thái đã thay thế tiếng Hoa dù tiếng Triều Châu thỉnh thoảng được sử dụng làm ngôn ngữ chung giữa những người Hoa ở Thái Lan, chủ yếu ở Bangkok. Tuy nhiên, tiếng Quan Thoại đang dần trở nên là ngôn ngữ thứ 2 của đa số những thế hệ trẻ người Thái gốc Hoa sử dụng trong công việc.

[sửa] Chú thích

^ The Ranking of Ethnic Chinese Population Overseas Compatriot Affairs Commission, R.O.C.

Bài này còn sơ khai.
Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài.
[ẩn]
x • t • s
Hoa Kiều & Người Hoa hải ngoại

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa

--------------------

Phố Tàu Bangkok

Phố China Town nằm trên đường Yaowarat (เยาวราช) thuộc quận Samphanthawong và một phần đường Charoen Rung (ถนนเจริญกรุง,Thanon Charoen Krung) rộng lớn nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok là một trong những khu vực có người Hoa sinh sống với đa dạng các cửa hàng san sát nhau.

[sửa] Miêu tả

Có rất nhiều đường phố nhỏ với đầy đủ các cửa hàng và nhà cung cấp đa dạng về hàng hóa. Yaowarat còn là con đường cũng rất nổi tiếng với nhiều loại thức ăn ngon, và trở thành con đường ăn uống vào ban đêm.

[sửa] Lịch sử của Phố Tàu Bangkok

Phố Tàu tọa lạc tại một trong những khu vực cổ xưa nhất của Bangkok. Nó đã được thiết lập lần đầu tiên khi người Trung Quốc đến đây thiết lập mối quan hệ buôn bán với Thái Lan (Siam) trong khi kỳ Rattanakosin vào năm 1700. Đến cuối 1891, vua Rama V cho thiết lập nhiều cung đường nhằm mở rộng mối quan hệ buon bán và đường Yaowarat là một trong số chúng. Không chỉ Yaorawat, phố Tàu Bangkok còn nhiều con đường khác như: đường Charoen Krung, Mungkorn, Songwat, Songsawat, Chakkrawat, v…v …mà trong đó Yaowarat là trung tâm của khu vực. Có thể nói , phố Tàu Bangkok đa dạng với tất cả hàng hóa như: hàng may mặc, dệt may, quà lưu niệm, phụ tùng máy móc thiết bị, hàng điện tử, phụ tùng máy vi tính, đồ cổ, hàng nhập khẩu, nhạc cụ. Năm 2003 đánh dấu kỷ niệm 111 năm kỷ niệm con đường này.

Giá đất xung quanh đường Yaowarat được xem là cao nhất của Thái Lan, thế nhưng ngày nay nó đã nhường lại cho khu đất Siam Square (Siam – Sà Yảm). Phố Tàu Bangkok thu hút khách du lịch nhất là về đêm. Ánh sáng đèn Neong đủ màu và cuộc sống luôn tấp nập về đêm và các cửa hàng thức ăn thì hoạt động mọi nơi đã trở thành khu ẩm thực và khu đi bộ thu hút du khách. Cổng chào của các khu phố Tàu Bangkok luôn mời gọi du khách. Giống như các khu phố Tàu ở các nước khác. Phố Tàu Bangkok luôn nổi bật với các bảng hiệu bằng tiếng Hoa, sau đó mới đến tiếng Thái và tiếng Anh.

[sửa] Tham khảo

Bài viết trích từ khóa luận tốt nghiệp " Bài thuyết minh xây dựng tuyến điểm đất nước Thái Lan " - tác giả Phan Minh Châu - Lưu tại thư viện trường Đại học dân lập Hùng Vương. [1]
Ts. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới -
Trần Vĩnh Bảo – Thái Lan – Một vòng các nước – NXB Văn Hóa Thông Tin.
Sons of the Yellow Emperor: A History of the Chinese Diaspora (1994) by Lynn Pan. Book with detailed histories of Chinese diaspora communities (Chinatowns) from San Francisco, Honolulu, Bangkok, Manila, Johannesburg, Sydney, London, Lima, etc.
[ẩn]
x • t • s
Chợ ở Bangkok
Pratunam • Chatuchak • Chợ đêm Suan Lum • Major Ratchayothin • Chợ đêm Patpong • Bo-bae • Pak Khlong• Sampeng Lane và Pahurat Textile• Phố Tàu Bangkok

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%9 ... 1i_Bangkok
Attachments
Chinatown_bangkok.jpg

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 11:59

Người Malaysia gốc Hoa


馬來西亞華人
300px
Alex Yoong • Nicholas Teo • Michelle Yeoh
Tổng dân số
khoảng 7.150.000 (thời điểm tháng 6 năm 2008)[1]

Khu vực đông người sinh sống
Malaysia
Ngôn ngữ
Tiếng Trung, tiếng Quan Thoại Malaysia, tiếng Quảng Đông, phương ngữ Phúc Châu , tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Anh Malaysia và tiếng Mã Lai
Tín ngưỡng
Chủ yếu Phật giáo và Kitô giáo , tôn giáo dân gian Trung Hoa, Khổng giáo và Đạo giáo; Yi Guan Dao; khá nhỏ số lượng Hồi giáo[2]
Nhóm dân tộc liên quan
Hoa Nam, người Singapore gốc Hoa, Peranakan, Chindian

Người Malaysia gốc Hoa (Trung văn giản thể: 马来西亚华人; phồn thể: 馬來西亞華人; bính âm: Mǎláixīyà Huárén) là người Malaysia có nguồn gốc người Hoa. Phần lớn hậu duệ người Hoa đến Malaysia giữa thế kỷ 15 và giữa thế kỷ 20. Ở Malaysia, họ được gọi đơn giản là người Hoa trong các ngôn ngữ. Thuật ngữ người Malaysia gốc Hoa đôi khi được sử dụng để nói về cộng đồng này.

Cơ cấu dân số người gốc Hoa (%)
1957 1970 1980 1991 2000 [3]
2.667.452 (45%) [4] 3.564.400 (35%) 3.564.400 (33%) 4.623.900(31.7%) 5.691.900(25%)


[sửa] Tham khảo

^ Malaysia, Background Notes, United States: Department of State, 2008, http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2777.htm. Truy cập 8 tháng 5 năm 2009.
^ Dept. of Statistics: "Population and Housing Census of Malaysia 2000", Table 4.1; p. 70, Kuala Lumpur: Department of Statistics Malaysia, 2001
^ Prof. Dato' Dr Asmah Haji Omar, edt: "Encyclopedia of Malaysia - Languages and Literature", pp 52-53, Kuala Lumpur: Editions Didier Millet, 2004, ISBN 981-3018-52-6
^ http://www.thestar.com.my/columnists/story.asp file=/2011/5/8/columnists/onthebeat/8641370&sec=On%20The%20Beat

----------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 12:00

Người Brunei gốc Hoa


Tổng dân số
43.000 (2006) [1]

Khu vực đông người sinh sống
Bandar Seri Begawan
Ngôn ngữ
Phúc Kiến, Khách Gia, Triều Châu, Quan Thoại, Mã Lai
Tín ngưỡng
Chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo; thiểu số theo Thiên chúa giáo [2] và một số cải sang Hồi giáo.[3]
Nhóm dân tộc liên quan
Người Hán, Peranakan, Người Malaysia gốc Hoa.
Dân tộc Hoa tại Brunei chiếm gần 15% dân số Brunei. Năm 1986, ước tính trên 90% người Hoa vẫn chưa có quyền công dân Brunei mặc dù đã cư trú nhiều thế hệ tại đây.[4]

[sửa] Nhân vật nổi tiếng

Ngô Tôn, một ca sĩ và diễn viên
[sửa] Tham khảo

^ "Brunei". The World Factbook. (2006). Langley, VA: CIA. Được truy cập 17 tháng 9 năm 2006. The total population of Brunei is estimated at 380,000, of whom 11.2% are of Chinese descent.
^ International Religious Freedom Report 2007 - Brunei
^ Islamic banking in Southeast Asia, By Mohamed Ariff, Institute of Southeast Asian Studies, pg. 24
^ Limlingan, Victor Simpao (1986). The Overseas Chinese in ASEAN: Business Strategies and Management Practices. 240–241.

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... A1i_Brunei

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 12:01

Người Cuba gốc Hoa


Tổng dân số
114.240 [1]

Khu vực đông người sinh sống
La Habana
Ngôn ngữ
Tây Ban Nha, Quan Thoại, Quảng Đông
Tín ngưỡng
Phật giáo, Thiên chúa giáo, khác
Nhóm dân tộc liên quan
Người Hán, Hoa Kiều
Người Cuba gốc Hoa (phồn thể: 古巴華人, Trung văn giản thể: 古巴华人; bính âm: Gǔbā húarén Quảng Đông Việt bính: Gu2 Baa1 Waa4 jan4, Hán Việt: Cổ Ba Hoa nhân; tiếng Tây Ban Nha: chino-cubano) là những người Cuba có nguồn gốc Trung Hoa vốn sinh ra hoặc đã di cư đến nước này.

Mục lục

[ẩn]
1 Lịch sử
2 Phân bố hiện tại
3 Người Cuba gốc Hoa nổi bật
4 Đọc thêm
5 Xem thêm
6 Tham khảo
[sửa] Lịch sử

Người Hoa bắt đầu nhập cư đến Cuba vào năm 1847, khi đó những công nhân hợp đồng người Quảng Đông đã được đến làm việc tại các đồn điền trồng mía tại quốc đảo Caribe. Hàng trăm nghìn công nhân người Hoa đã được đưa từ Hồng Kông, Macau và Đài Loan trong các thập kỷ sau để thay thế hoặc cùng làm việc với những nô lệ gốc châu Phi. Sau khi hoàn thành 8 năm hợp đồng hoặc khi giành được tự do cho mình, một số người Hoa nhập cư đã quyết định định cư lâu dài tại Cuba, trong khi phần lớn đã quyết định hồi hương. Phố Tàu của La Habana (được gọi là Barrio Chino de La Habana) là một trong nhưng phố Tàu cổ nhất và lớn nhất tại Mỹ Latinh. Khoảng 5.000 người Hoa đã nhập cư đến Cuba từ Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 để thoát khỏi nạn phân biệt đối xử khi đó. Một làn sóng nhập cư nhỏ cũng diễn ra vào đầu thế kỷ 20 khi một số người đã tới Cuba để thoát khỏi tình trạng bất ổn trính trị tại Trung Quốc.

Người Hoa có khuynh hướng tập trung tại các khu vực đô thị, đặc biệt là phố Tàu La Habana. Những người định cư lâu dài ban đầu đã sử dụng số tiền họ tích lũy được trong thời gian làm việc hợp đồng để mở các tiệm tạp hóa hay nhà hàng nhỏ. Nhiều người thuộc các thế hệ sau của người Cuba gốc Hoa đã kết hôn với gốc Tây Ban Nha, lai Âu-Phi và người gốc Phi. Ngày nay hầu như tất cả người Cuba gốc Hoa đều có ít nhiều nguồn gốc Tây Ban Nha hay Phi. Nhiều người trong số họ có họ bằng tiếng Tây Ban Nha. Người Hoa ngày nay thường làm nghề kinh doanh.

Một số người Hoa đã chiến đấu trong chiến tranh Mười năm của Cuba. Người Cuba gốc Hoa, trong đó có một số người Mỹ gốc Hoa từ California, đã tham gia chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ vào năm 1898, nhưng một vài người Trung Quốc đã trung thành với Tây Ban Nha, họ đã dời khỏi Cuba và đến Tây Ban Nha. Sự thừa nhận về mặt chủng tộc cũng như đồng hóa diễn ra sau đó.

Khi chính phủ cách mạng do Fidel Castro đứng đầu lên nắm quyền vào năm 1959, tình hình kinh tế và chính trị thay đổi. Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa người Hoa đã bị chính phủ mới sung công tài sản và đã dời khỏi Cuba. Hầu hết trong số đó đãc định cư tại Hoa Kỳ, đặc biệt là tại Florida, nơi họ và những đứa con sinh ra được gọi là người Mỹ gốc Hoa hoặc người Mỹ gốc Cuba gốc Hoa, trong một thời gian tương đối ít để gần đó Cộng hòa Dominica và các châu Mỹ La tinh quốc gia, và cũng để Mỹ-cai trị lãnh thổ Puerto Rico , nơi mà chúng được gọi là Puerto Rico Trung Quốc , Cuba, Puerto Rico có nguồn gốc Trung Quốc hoặc người Mỹ gốc Cuba gốc Trung Quốc. Người tị nạn Trung Quốc đến Hoa Kỳ bao gồm những người có tổ tiên đến Cuba 10 năm trước Cách mạng Cuba và những người từ Hoa Kỳ. Những người tị nạn Trung Quốc Mỹ, người có tổ tiên đến từ California, đã vui mừng được trở lại tại Hoa Kỳ. Theo kết quả của cuộc di cư này, số lượng tinh khiết của Trung Quốc giảm mạnh trong Havana của Barrio Chino. Những nơi họ di cư đến đã có một nền văn hóa độc đáo của Trung Quốc và phổ biến một nhà hàng Trung Quốc Cuba. Do kết quả của những cuộc di cư này, số người Hoa thuần chủng tại Barrio Chino tại La Habana giảm mạng.

[sửa] Phân bố hiện tại

Những người Cuba gốc Hoa đã chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập của Cuba từ Tây Ban Nha. Một đài tưởng niệm bao gồm một cột bị gãy để kỷ niệm sự tham gia của Trung Quốc trong cuộc chiến giành độc lập ở các góc L và Linea tại La Habana. Barrio Chino de La Habana ngày nay là hiện nay không cong là khu phố Tàu lớn nhất ở Mỹ Latinh. Hầu hết người Cuba gốc Hoa sống ngoài Barrio Chino. Một số người Hoa đã ở lại sau khi Castro cầm quyền. Thế hệ trẻ người Hoa hiện đang làm việc trong nhiều công việc đa dạng hơn. Có rất nhiều trở thanh nhà soạn nhạc, diễn viên, nữ diễn viên, ca sĩ, và người mẫu.

Một số các nhóm cộng đồng, đặc biệt là khu phố Tàu quảng cáo (tiếng Tây Ban Nha: Grupo Promotor del Barrio Chino), vốn đang làm hồi sinh Barrio Chino nhưng đã nhạt dần văn hóa Trung Hoa. Trường Ngôn ngữ và Nghệ thuật Trung Hoa (Escuela de la Lengua y Artes China) mở cửa vào năm 1993 và phát triển kể từ đó, giúp người Cuba gốc Hoa củng cố kiến thức về tiếng Trung Quốc. Ngày nay, người Cuba gốc Hoa có xu hướng nói tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, và một hỗn hợp của tiếng Hoa và Tây Ban Nha, bên cạnh tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Họ cũng được khuyến khích mở các doanh nghiệp nhỏ, giống như tiệm làm đẹp, các cửa hàng cơ khí, nhà hàng, và cửa hàng tạp hóa nhỏ.

[sửa] Người Cuba gốc Hoa nổi bật

Fulgencio Batista, tổng thống độc tài, có một chút nguồn gốc Hoa
Wifredo Lam, một họa sĩ theo trường phái siêu thực
Adrian Pellegrini del Riego, họa sĩ gốc Hoa và Do Thái.
Yat-Sen Chang, vũ công Ballet
Armando Choy Rodríguez, Tướng trong Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba
Gustavo Chui Beltrán, Tướng trong Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba
Moisés Sio Wong, Tướng trong Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba
Alfredo Abon Lee, tư lệnh các lực lượng thân chính quyền trong Trận Yaguajay
[sửa] Đọc thêm

López-Calvo, Ignacio (June 2008). Imaging the Chinese in Cuban Literature and Culture. University Press of Florida. ISBN 0-8130-3240-7.
López-Calvo, Ignacio. “Chinesism and the commodification of Chinese Cuban culture.” Alternative Orientalisms in Latin America and Beyond. Ed. Ignacio López-Calvo. Newcastle, England: Cambridge Scholars Publishing, 2007. 95-112
[sửa] Xem thêm

Hoa Kiều
Người Caribe gốc Hoa
[sửa] Tham khảo

^ CIA World Factbook. Cuba. 2008. 15 tháng 5 năm 2008. <https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/cu.html>.

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 12:02

Người Hoa-Seychelles


Tổng dân số
1.000 (1999)[1]

Khu vực đông người sinh sống
Mont Fleuri[2]
Ngôn ngữ
Tiếng Creole Seychellois; Tiếng Trung Quốc không được nói rộng rãi[2]
Tín ngưỡng
Thiên chúa giáo[2]
Nhóm dân tộc liên quan
Người Hán, Người Hoa-Mauritius[3]
Người Hoa-Seychelles là những người Hán cư trú tại đảo quốc Ấn Độ Dương Seychelles. Năm 1999, thọ có số lượng ước tính là khoảng 1.000 người, họ là một cộng đồng người Hoa nhỏ bé tại châu Ph.[1]

Mục lục

[ẩn]
1 Lịch sử
2 Ngôn ngữ, giáo dục
3 Nhân vật nổi bật
4 Tham khảo
4.1 Chú thích
4.2 Nguồn
5 Đọc thêm
[sửa] Lịch sử

những người nhập cư gốc Hoa đã đến Seychelles từ đảo quốc Mauritius lân cận vào năm 1886.[2] Cho đến khoảng năm 1940, có nhiều người Hoa đã đưa họ hàng của mình từ Trung Quốc đến Mauritius để tập sự và giúp sức cho việc kinh doanh của ông ta; sau khi họ đã thu nhận được đầy đủ sự hieur biết về hoạt động thương mại và cuộc sống trong xã hội thuộc địa, ông ta sẽ gửi họ đi với một lá thư giới thiệu, cho họ vay tiền của ông ta để khởi nghiệp kinh doanh tại các vùng lân cận, bao gồm Seychelles.[3]

Gioongs như những cộng đồng Hoa kiều khác, sự kình địch giữa những người nói tiếng Quảng Đông và Quảng Đông là đặc điểm chung trong cuộc sống của họ. Hai nhóm sống tách biệt trên các khu vực khác nhau và từ chối kết hôn với nhau, thay vào đó họ thích kết hôn với phụ nữ gốc Phi địa phương hơn. Họ bắt đầu với các đồn điền vani nhưng đã nhanh chống trở thành những người bán hàng, tài xế và ngư dân.[2]

[sửa] Ngôn ngữ, giáo dục

Năm 1945, Richard Man-Cham, cha của thủ tưởng tương lai James Mancham, đã yêu cầu chính quyền cho phép mở một trường tiếng Hoa. Chính quyền lạnh nhạt với đề nghị này.[2] Giáo dục chính thức tiếng Hoa đã không thể được thực hiện tại Seychelles cho đến năm 2007, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cử một giáo viên đến.[4] Ngày nay, hầu hết người Seychelles gốc Hoa không nói tiếng Trung Quốc mặc dù họ có thể hiểu chúng (bị động ngôn ngữ).[2] Người Seychelles gốc Hoa phần lớn theo Thiên chúa giáo.[2] Chỉ có hai ngôi chùa Phật giáo tại thủ đô Mahé.

[sửa] Nhân vật nổi bật

Sir James Mancham, có ông là người gốc Hoa[5]
Tổng giám mục Anh giáo French Chang-Him, có cha là người Hoa[2]
[sửa] Tham khảo

[sửa] Chú thích

^ a b Chinese Language Educational Foundation 1999
^ a b c d e f g h i Mahoune 2000
^ a b Yap & Leong Man 1996, tr. 37
^ Wang 2008
^ An 2007
[sửa] Nguồn

An, Ran (2007-09-12), “塞席爾領導人工作勤勉 首任總統有1/4中國血統”, China Radio International, http://big5.china.com.cn/international/ ... 863598.htm. Truy cập 31 tháng 10 năm 2008.
Mahoune, Jean-Claude Pascal (2000), “Seychellois of Asian Origin”, International Institute for Asian Studies Newsletter 20, http://www.iias.nl/iiasn/20/regions/20ISA1.html. Truy cập 31 tháng 10 năm 2008.
Wang, Xingye (2008-01-28), “我是塞舌尔第一位正式汉语教师 (I was Seychelles' first official Chinese language teacher)”, Overseas Chinese Net (People's Republic of China: Chinese Language Educational Foundation), http://www.chinaqw.com.cn/hwjy/xtgs/200 ... 4481.shtml. Truy cập 31 tháng 10 năm 2008.
Yap, Melanie; Leong Man, Dianne (1996), Colour, Confusion, and Concessions: The History of the Chinese in South Africa, Hong Kong University Press, ISBN 978-962209424-6.
Chinese Language Educational Foundation (1999), “1999年底非洲国家和地区华侨、华人人口数 (1999 year-end statistics on Chinese expatriate and overseas Chinese population numbers in African countries and territories)”, Overseas Chinese Net, http://www.chinaqw.com.cn/node2/node116 ... 43484.html. Truy cập 30 tháng 10 năm 2008.
[sửa] Đọc thêm

Benedict, B. (1979), “Family firms and firm families: a comparison of Indian, Chinese, and Creole firms in Seychelles”, trong Greenfield, Sidney M.; Strickon, Arnold; Aubey, Robert T., Entrepreneurs in Cultural Context, University of New Mexico Press, ISBN 978-0-82630504-6.
Fane, Ly-Tio (1985), La Diaspora chinoise dans l'Ocean Indien occidental (The Chinese Diaspora in the western Indian Ocean), Mauritius: Editions de l'Ocean Indien.

---------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... Seychelles

Re: Jyùt kiều(Overseas Cantonese)/ 海外粵僑 / 粵埠 / 粵僑社區 / 唐人街

Jul 30th, '11, 12:02

Người Réunion gốc Hoa


Tổng dân số
25.000 (1999)[1]

Khu vực đông người sinh sống
Ngôn ngữ
Pháp, Creole Réunion; Trung Quốc (chủ yếu là Khách Gia và Quảng Đông) chỉ được những người cao tuổi sử dụng[2]
Tín ngưỡng
Thiên chúa giáo (chủ yếu là Công giáo La Mã), Phật giáo [3]
Nhóm dân tộc liên quan
Người Háns[4]
Người Réunion gốc Hoa, tên gọi trong tiếng Pháp: Chinois (Réunion), tên gọi trong tiếng Creole Réunion là Sinwa hay Sinoi, là những người dân tộc Hoa sinh sống tại Réunion, một tỉnh hải ngoại thuộc Pháp tại Ấn Độ Dương.[5][6] Năm 1999, có khoảng 25,000 sinh sống trên đảo, và đây là một trong những cộng đồng người Hoa lớn nhất châu Phi bên cạnh người Nam Phi gốc Hoa, Người Hoa tại Madagascar, và Người Mauritius gốc Hoa.[1]

Mục lục

[ẩn]
1 Lịch sử nhập cư
2 Ngôn ngữ
2.1 Tham khảo
2.2 Thư mục
3 Đọc thêm
[sửa] Lịch sử nhập cư

Mặc dù người Réunion gốc Hoa hiện là công dân Pháp nhưng họ là một nhóm khá tách biệt với người Hoa tại Mẫu quốc Pháp.[6] Những người Hoa đầu tiên đến Réunion không phải là ra đi thẳng từ Trung Quốc, đúng ra họ là những lao động giao kèo thuộc cộng đồng người Malaysia gốc Hoa, họ đến đảo vào năm 1844 để làm việc trong ngành sản xuất ngũ cốc và xây dựng đê. Họ chống lại một cách dữ dội việc bị đối xử như nô lệ mà họ đã ký trước đó, và kết quả là chính quyền thực dân đã chấm dứt việc nhập cư của người lao động Trung Hoa có giao kèo chỉ hai năm sau đó.[7]

Bắt đầu từ những năm 1850, những người nói tiếng Quảng Đông bắt đầu đến từ Mauritius. Sau đó, nhiều người Mauritius góc Hoa đã đưa những người thân thuộc từ Trung Quốc đến Mauritius trong thời kỳ tập dượt kinh doanh của họ, sau khi họ đã đạt được sự hiểu biết đầy đủ với tập quán thương mại và cuộc sống trong một xã hội thuộc địa, anh ta sẽ gửi họ đi với giấy giới thiệu, cho họ vay vốn của mình để bắt đầu phát triển thành doanh nghiệp trong các khu vực lân cận, bao gồm Réunion.[4] Những người nói tiếng Khách Gia từ Mauritius cũng đã đến theo cách này nhưng chỉ bắt đầu vào cuối những năm 1880.[8]

Tuy nhiên, tái di cư từ Mauritius không phải là nguồn duy nhất của những người Hoa di cư tự do đến Réunion. Năm 1862, chính phủ Réunion đã tự do hóa luật nhập cư của họ, cho phép bất kỳ người nước ngoài nào cũng có thể kiếm việc làm. Mỗi năm, vài trăm người di cư nói tiếng Quảng Đông từ Quảng Đông đã theo luật này và đến Réunion. Những người nói tiếng Khách Gia đến từ từ Mai huyện và Đông Dương thuộc Pháp đã bắt đầu đến trong khoảng thời gian tương tự như những người đến từ Mauritius là cuối những năm 1880. Cũng như trong các cộng đồng Hoa Kiều khác, xung đột giữa những người nói tiếng Quảng Đông và Khách Gia là một nét đặc trưng phổ biến của đời sống xã hội, và hai nhóm đã cố gắng tránh tiếp xúc với nhau, những người di cư Khách Gia định cư ở phía nam của hòn đảo, đặc biệt là tại Saint-Pierre and Le Tampon.[8] Làn sóng tái di cư từ Mauritius đến Réunion tiếp tục theo cách này cho đến khoảng năm 1940.

Sau Thế chiến II, Pháp luật nhập cư của mẫu quốc được áp dụng cho Réunion. Cùng với việc đóng cửa biên giới của Trung Quốc trong năm 1950, điều này có nghĩa rằng việc người Hoa di cư đến đảo gần như đã ngừng lại. Vào thời điểm đó, dân số người Hoa của hòn đảo là khoảng 4000. [9] Người gốc Hoa hiện nay phần lớn là con cháu của những người này. Tuy nhiên, có khoảng hơn 2.000 người đã đến đảo từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong những năm gần đây.[10]

[sửa] Ngôn ngữ

Sau Thế chiến II, giáo dục bằng tiếng Pháp là bắt buộc. Vì thế, các thế hệ sau thường có khả năng hạn chế về tiếng Trung tuy nhiên khả năng tiếng Pháp và tiếng Creole Réunion lại được tăng lên, nói chung đạt đến mức thuần thục.[11] Trong một nỗ lực được gọi là "tìm về nguồn cuội", một số người thuộc các thế hệ sau này đã nỗ lực tái kết nối với văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, hay trở lại các ngôi làng của tổ tiên họ tại Trung Quốc.[12] Tuy nhiên, họ chủ yếu đã đồng hóa với văn hóa Pháp và Creole, và cảm thấy ít liên hệ với Trung Quốc ngày nay, mà vốn đã trải qua những thay đổi lớn kể từ khi tổ tiên của họ di cư.[12]

[sửa] Tham khảo

^ a b Chinese Language Educational Foundation 1999
^ Yu-Sion 2003, ¶15
^ Medea 2002
^ a b Yap & Leong Man 1996, tr. 37
^ Yu-Sion 2003, ¶1
^ a b Yu-Sion 2007, tr. 234
^ Yu-Sion 2003, ¶5
^ a b Yu-Sion 2003, ¶10
^ Yu-Sion 2003, ¶11
^ Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs 2007
^ Yu-Sion 2003, ¶16
^ a b Yu-Sion 2003, ¶16, 28
[sửa] Thư mục

Yu-Sion, Live (July-August 2003), “Illusion identitaire et métissage culturel chez les «Sinoi» de la Réunion”, Perspectives chinoises (78), ISSN 1021-9013, http://perspectiveschinoises.revues.org ... nt160.html. Truy cập 1 tháng 11 năm 2008.
Medea, Laurent (2002), “Creolisation and Globalisation in a Neo-Colonial Context: the Case of Réunion”, Social Identities 8 (1): 125–141, doi:10.1080/13504630220132053, http://www.informaworld.com/smpp/conten ... 595&db=all.
Yu-Sion, Live (2007), “The Sinwa of Reunion: searching for a Chinese identity in a multicultural world”, trong Thuno, Mette, Beyond Chinatown: New Chinese Migration and the Global Expansion of China, Copenhagen: NIAS Press, ISBN 978-8-77694000-3.
Yap, Melanie; Leong Man, Dianne (1996), Colour, Confusion, and Concessions: The History of the Chinese in South Africa, Hong Kong University Press, ISBN 978-962209424-6.
Bureau of Foreign Affairs and Overseas Chinese Affairs (2007-04-20), “非洲华人华侨简况 (Status of overseas Chinese and Chinese expatriate populations in Africa)”, Dongguan City Government Portal, http://dgfao.dg.gov.cn/gb/articledetail ... tegoryid=7. Truy cập 30 tháng 10 năm 2008.
Chinese Language Educational Foundation (1999), “1999年底非洲国家和地区华侨、华人人口数 (1999 year-end statistics on Chinese expatriate and overseas Chinese population numbers in African countries and territories)”, Overseas Chinese Net, http://www.chinaqw.com.cn/node2/node116 ... 43484.html. Truy cập 30 tháng 10 năm 2008.
[sửa] Đọc thêm

Bản mẫu:Portalbox

Fane, Ly-Tio (1985), La Diaspora chinoise dans l'Ocean Indien occidental (The Chinese Diaspora in the western Indian Ocean), Mauritius: Editions de l'Ocean Indien.

-----------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E ... BB%91c_Hoa
Post a reply