Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Quảng Châu / 廣州

Jul 30th, '11, 13:39

Quảng Châu / 廣州


Quảng Châu
Tỉnh: Quảng Đông
Kiểu hành chính: Địa cấp thị, thủ phủ tỉnh Quảng Đông
Diện tích: 7.434,4 km²
Dân số: 9.496.800 (1/11/2005)
Mật độ: 1.277 người/km²
Phân cấp hành chính: 10 địa hạt khu 2 huyện cấp thị

Châu Giang ở Quảng Châu


CITIC Plaza ở Quảng Châu
Quảng Châu (chữ Hán giản thể: 广州, phồn thể: 廣州, pinyin: Guǎngzhōu, Wade-Giles: Kuang-chou, việt phanh: Gwong2zau1, Yale: Gwóngjaū) là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang. Tên quốc tế của nó trước đây là Canton. Quảng Châu cách Hồng Kông khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Theo số liệu của chính quyền thành phố, năm 2006, dân số thành phố vào khoảng 9.754.600 người.

Mục lục

[ẩn]
1 Địa lý
2 Lịch sử
3 Thành phố kết nghĩa
4 Kinh tế
5 Hình ảnh về Quảng Châu
[sửa] Địa lý

Quảng Châu nằm trong toạ độ địa lý: 112°57'-114°3' kinh độ Đông và 22°26'-23°56' vĩ độ Bắc. Nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang.

[sửa] Lịch sử

Một số ý kiến cho rằng thành phố đầu tiên được xây dựng trên địa điểm nơi Quảng Châu hiện diện ngày nay là Phiên Ngung (繙禺). Năm 206 trước Công nguyên, Phiên Ngung trở thành kinh đô của nước Nam Việt (南越). Khi nhà Hán thôn tính Nam Việt vào năm 111 trước Công nguyên, Phiên Ngung trở thành tỉnh lỵ và giữ vai trò này cho đến tận ngày nay. Cái tên Quảng Châu vốn là tên tỉnh, người dân quen với việc gọi tên thành phố theo tên tỉnh trong một khoảng thời gian dài khiến cho cái tên Phiên Ngung dần bị lãng quên. Năm 1711, Công ty Đông Ấn của Đế quốc Anh thiết lập trạm giao dịch ở thành phố khởi đầu cho sự có mặt của những người châu Âu. Triều đình vua Càn Long buộc những thương nhân nước ngoài phải dồn vào một quận riêng, việc này dẫn đến nhiều biến động cho số phận thành phố về sau. Năm 1842, kết thúc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, theo Hiệp ước Nam Kinh, Quảng Châu trở thành "nhượng cảng", cùng với Ninh Ba, Hạ Môn, Phúc Châu và Thượng Hải phải mở cửa cho thương nhân phương Tây tự do giao dịch. Đến năm 1918, thành phố được mang tên chính thức là Quảng Châu. Vào những năm 1930 và 1953, người ta đề xuất trao cho Quảng Châu quy chế thành phố tự trị nhưng những đề xuất trên đều bị huỷ bỏ ngay trong năm. Quân đội Nhật Bản chiếm đóng thành phố này từ năm 1938 đến 1945.

[sửa] Thành phố kết nghĩa

Fukuoka, Nhật Bản (tháng 5 năm 1979)
Los Angeles, Hoa Kỳ (ngày 2 tháng 3 năm 1982)
Manila, Philippines (tháng 11 năm 1982)
Vancouver, Canada (tháng 3 năm 1985)
Sydney, Australia (tháng 5 năm 1986)
Bari, Ý (tháng 11 năm 1986)
Frankfurt am Main, Đức (ngày 11 tháng 4 năm 1988)
Lyon, Pháp (tháng 11 năm 1988)
Auckland, New Zealand, (tháng 2 năm 1989)
Gwangju, Hàn Quốc (tháng 10 năm 1996)
Linköping, Thụy Điển (tháng 11 năm 1997)
Durban, Cộng hoà Nam Phi (tháng 7 năm 2000)
Bristol, Anh (tháng 5 năm 2001)
Yekaterinburg, Nga (ngày 10 tháng 7 năm 2002)
Arequipa, Perú (ngày 27 tháng 10 năm 2004)
[sửa] Kinh tế

Quảng Châu là trung tâm kinh tế của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, đồng thời cũng là trái tim của vùng kinh tế chế xuất hàng đầu Trung Quốc. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ Đô la Mỹ), GDP bình quân đầu người vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (11.000 Đô la Mỹ), đứng đầu trong 659 thành phố ở Trung Quốc.

Hội chợ hàng xuất khẩu Trung Quốc còn gọi là Hội chợ Quảng Châu được tổ chức thường niên vào mùa xuân và mùa thu (bắt đầu từ năm 1957) là một sự kiện thường niên quan trọng của Quảng Châu.

[sửa] Hình ảnh về Quảng Châu


Vị trí của Quảng Châu


Sông Châu Giang



Bến tàu điện ngầm


Sân bay quốc tế Bạch Vân


Từ núi Bạch Vân




Công viên ở Quảng Châu



Khu chung cư


Tháp truyền hình, 2007

---------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ch%C3%A2u
Post a reply