Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Thịt chó / 狗肉

Aug 7th, '11, 17:50

Thịt chó / 狗肉


Một đĩa thịt chó nhựa mận
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt chó
Năng lượng 260 kcal,
hay 1100 kJ
Carbohydrate 0,1 g
Mỡ 20,2 g
Protein 19 g
Nước 60,1 g
Vitamin A 3,6 μg
Vitamin B1 (Thiamin) 0,12 mg
Vitamin B2 (Riboflavin) 0,18 mg
Vitamin B3 (Niacin) 1,9 mg
Vitamin C 3 g
Calcium 8 mg
Sắt 2,8 mg
Phốtpho 168 mg
Kali 270 mf
Muối ăn 72 mg
Tro 0,8 g
Thịt chó là một món ăn thông thường tại một số nước châu Á, nó vừa có tính cách bình dân lại vừa được xếp vào hàng đặc sản.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia Tây phương và Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó (và mèo) được coi là tàn bạo và bị cấm [1]

Mục lục

[ẩn]
1 Chó thịt
2 Thịt chó tại một số quốc gia
2.1 Việt Nam
2.2 Triều Tiên
2.3 Các quốc gia Tây phương
2.4 Các quốc gia Hồi giáo
3 Xem thêm
4 Chú thích
5 Liên kết ngoài
[sửa] Chó thịt

Chó dùng làm thịt thường là chó cỏ không phải là "chó cảnh", "chó Tây", vì theo đánh giá của "dân nhậu" thì hai loại sau vừa đắt vừa không ngon. Thịt chó ngoài việc cung cấp thực phẩm còn có một giá trị y học nhất định theo quan niệm người Á Đông. Thịt chó theo Trung y có vị mặn, tính ấm và có rất nhiều chất đạm. Theo khuyến cáo, sau khi ăn thịt chó xong thì không được uống nước chè (trà) để tránh làm chất độc ứ đọng trong ruột. Ngoài ra, thịt chó chứa rất nhiều đạm nên tăng khả năng bị bệnh gút hơn các loại thịt khác như thịt bò, thịt heo.

[sửa] Thịt chó tại một số quốc gia

[sửa] Việt Nam



Chó đã được sơ chế ở ngoại vi Hà Nội
Ở Việt Nam, nhất là miền Bắc, thịt chó được một bộ phận dân cư đặc biệt ưa chuộng. Trong dân gian món này được gọi là "thịt cầy", "cây còn" (nói lái của "con cầy"), thậm chí dịch là "mộc tồn" ("mộc" là "cây", "tồn" là "còn"), "nai vườn"... Họ thường truyền tụng câu thơ:

Sống trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ, biết có hay không?
Thịt chó thường được các đầu bếp Việt Nam chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay); dồi nướng; lòng hấp; thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa); nhựa mận (biến thể là xào lăn); xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: sả, riềng, mẻ, mắm tôm. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, ớt trái, v.v. Tuy phổ biến khái niệm "thịt chó 7 món", "cầy tơ 7 món", nhưng đó chỉ là con số có tính giả định, thực tế số lượng các món thịt chó có thể nhiều ít tùy theo người đầu bếp. Tuy thịt chó thường đi liền với húng chó, riềng, sả... nhưng đặc biệt nhất vẫn là mắm tôm vì nhiều người đánh giá nếu thiếu mắm tôm thì thịt chó mất ngon một nửa.

Tại đường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, dọc theo đê Yên Phụ có hàng loạt nhà hàng thịt chó mà người ta thường gọi đùa là "Liên hiệp các xí nghiệp thịt chó"[cần dẫn nguồn], trong đó có những cửa hàng đã trở thành thương hiệu như Anh Tú, Trần Mục. Các nhà hàng ở đây được xây dựng có dạng nhà sàn, các ô cửa sổ quay ra phía ngoài của đê. Trong nhà hàng, người ta ngồi bằng tròn trên những mảnh chiếu xếp lần lượt cạnh nhau. Kiểu thưởng thức như vậy mới là cách của người sành ăn món này.



Chó thui


Thịt chó luộc, dồi chó dùng kèm với rau sống và mắm tôm tại một quán thịt chó bình dân ở miền Bắc Việt Nam.
Nhiều người nghiện thịt chó ở Sài Gòn nhận xét: Đã là quán thịt chó phải mang "phong cách bầy hầy, dơ dơ" mới ngon[cần dẫn nguồn]. Nhưng theo Đài BBC: gần đây, ở khu vực chợ Ông Tạ Sài Gòn, xuất hiện một nhà hàng thịt cầy khá sang trọng.

Đồ uống thường sử dụng với thịt chó là rượu đế; bia cũng được dùng nhưng ít hơn hình như chỉ thấy ở Hà Nội mới có quán bia hơi thịt chó.

Dân nhậu đặc biệt đánh giá cao loại mồi này, theo họ thì nó là loại bắt rượu nhất. Thịt chó cũng là loại thịt duy nhất có thể gây "nghiện", nếu đã biết ăn thịt chó nếu một tháng không ăn một lần thì quả là khó, ăn hồm trước đến chán ngay hôm sau đã lại thấy có cảm giác thèm thèm[cần dẫn nguồn].

Tuy nhiên, theo quan niệm của mọi người, nhất là dân làm ăn, ăn thịt chó được coi là sẽ bị "vận đen" nên người ta chỉ thường ăn vào những ngày cuối tháng, từ khoảng ngày 22 Âm lịch trở đi nhằm "giải đen". Những ngày cuối năm âm lịch thịt chó rất đắt hàng. Do thịt chó có tính "ôn" ăn với các gia vị tính nóng đi kèm nên ở Hà Nội, nếu là ngày cuối tháng mà lại có mưa thì thịt chó bán rất đắt, có khi lại không đủ cung ứng cho người mua.

Một vài người phương Tây khi tới Hà Nội cũng tò mò và thường muốn được dùng thử. Nhiều người lại coi việc giết chó là dã man nhưng không nói vì lịch sự.

Trong ca dao Việt Nam có gián tiếp nhắc đến món thịt chó:

Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Hiện ở Việt Nam số người thích món thịt cầy ngày càng nhiều hơn nên cung luôn hụt so với cầu [cần dẫn nguồn]; hiện nay, ngoài việc nuôi chó thịt có khi còn phải nhập khẩu thêm từ Lào, Campuchia để cung ứng cho thị trường. Cũng chính vì đó mà nạn bắt trộm chó cũng hoành hành rất dữ, có nơi được ví như "cẩu tặc". Vì vậy việc ăn thịt chó không nên được khuyến khích vì nó bị nhiều người đánh giá là dã man và còn có tác dụng khuyến khích nạn bắt trộm chó phát triển. Ngoài việc mất đi con vật yêu còn có vấn đề sử dụng bả để bắt chó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của thịt và gây độc hại cho người ăn.

[sửa] Triều Tiên

Người Triều Tiên cũng rất thích món thịt chó. Seoul (Hàn Quốc) ngày nay có cả một "phố thịt chó". Tại Thế vận hội Seoul năm 1980 và World Cup năm 2002, chính quyền Hàn Quốc phải cho đóng cửa các nhà hàng bán món này để tránh bị những người phương Tây yêu động vật kêu gọi tẩy chay. Tuy nhiên các món thịt chó Triều Tiên có phương thức chế biến khác xa Việt Nam. Thường thường thịt chó được người Triều Tiên rất quý, khi mổ chó họ hay cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu.

[sửa] Các quốc gia Tây phương

Hoàng thân Henrik của Đan Mạch, người từng có thời gian dài sống ở Việt Nam đã từng phát biểu rằng thịt chó là món khoái khẩu của ông [1] [2]

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia Tây phương, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó được coi là tàn bạo và bị cấm [2][3]. Đã từng có nhiều phong trào trên thế giới chống lại việc giết chó làm thịt tại Hàn Quốc, Việt Nam [4] và có đưa thành nghị quyết Liên Hiệp Quốc[5].

[sửa] Các quốc gia Hồi giáo

Tại nhiều quốc gia theo Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó bị coi là kinh tởm và bị cấm.[6]

[sửa] Xem thêm

Thịt mèo
[sửa] Chú thích

^ William Saletan (16 tháng 1 năm 2002). “Wok The Dog -- What's wrong with eating man's best friend?”. slate.com. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007.
^ “Withdraw The “Hygienic Control of Dog Meat””. Korean Animal Protection Society (tháng March năm 2005). Truy cập 6 tháng 8 năm 2007.
^ “Koreans At Their Worst - Killing & Eating Dogs and Cats”. dogbiz.com. Truy cập 6 tháng 8 năm 2007.
^ “Comments on action 'Stop the dog-meat trade in Korea'”. AnimalFreedom.org. Truy cập 6 tháng 8 năm 2007.
^ Sirius Global Animal Organisation UN recognised charity campaigning to end the use of dogs for meat
^ “Translation of Sahih Muslim, Book 21: The Book of Games and the Animals which May be Slaughtered and the Animals that Are to be Eaten.”. USC-MSA Compendium of Muslim Texts. Truy cập 27 tháng 5 năm 2007. Chapter 3: It is unlawful to eat fanged beasts of prey and birds with talons
[sửa] Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Thịt chó
Thịt chó - Vị thuốc bổ
Những vị thuốc từ thịt chó
Thịt chó Nhật Tân (Hà Nội)
Thịt chó ở Sài Gòn
Sirius Global Animal Organisation UN recognised charity campaigning to end the use of dogs for meat.
Series of photos showing Vietnamese preparation of dog carcass for consumption

-----------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Bt_ch%C3%B3
Post a reply