Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Thái Bình Thiên Quốc / 太平天國

Aug 8th, '11, 12:30

Thái Bình Thiên Quốc / 太平天國


Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc

Con dấu của Thái Bình Thiên Quốc
.
Thời gian Tháng 12 năm 1850 - Tháng 8 năm 1871
Địa điểm Trung Quốc
Kết quả Chiến thắng của nhà Thanh
Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc
Sự suy yếu của Trung Quốc
Tham chiến
Nhà Thanh
Anh
Pháp Thái Bình Thiên Quốc
Chỉ huy
Thái hậu Từ Hi
Hàm Phong
Đồng Trị
Tăng Quốc Phiên
Tả Tông Đường
Lý Hồng Chương
Mã Tân Di
Bào Siêu
Thắng Bảo
Tăng Cách Tấn Thiên vương Hồng Tú Toàn
Đông vương Dương Tú Thanh
Tây vương Tiêu Triều Quý
Nam vương Phùng Vân Sơn
Bắc vương Vi Xương Huy
Dực vương Thạch Đạt Khai
Yến vương Tần Nhật Cương
Trung vương Lý Tú Thành
Đàm Thiệu Quang
Lâm Phượng Tường
Hồng Tuyên Kiều
Lực lượng
2 triệu - 5 triệu quân chính quy
300.000 dân quân 1 triệu - 3 triệu quân chính quy
Tổn thất
Khoảng 20 triệu (kể cả dân thường và quân đội)[1]

Hồng Tú Toàn, người sáng lập Thái Bình Thiên Quốc
Thái Bình Thiên Quốc (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 1851–1864) là một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn (洪秀全) cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).

Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây.

Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc. Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 20 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân, nhưng cũng có nguồn cho rằng số người chết lên đến khoảng 50 triệu người. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.

Mục lục

[ẩn]
1 Sự hình thành và phát triển
1.1 Chính sách quản lí nhà nước
1.2 Cơ cấu bộ máy nhà nước
2 Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc
3 Tính chất và ý nghĩa lịch sử
4 Phim ảnh
5 Tham khảo
[sửa] Sự hình thành và phát triển

Hồng Tú Toàn, người đứng đầu của Thái Bình Thiên Quốc sinh ngày 1-1-1814 trong một gia đình nông dân. Ông xuất thân là một thầy đồ theo Công giáo, ông đã nhiều lần thi trượt kì thi Hương. Mộng công danh bị vỡ, ông bất mãn với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Năm 1843, khi đọc cuốn "Những lời dạy thế của đạo Cơ đốc" ông thấy rằng quan hệ bất công của xã hội phong kiến đương thời cần phải đánh đổ. Do vậy ông đã lập ra một đạo giáo dựa trên lý luận của đạo Kitô lấy tên là "Thượng Đế Giáo" và tự nhận mình người được Thượng Đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại Thanh triều.

Năm 1847 – 1848, hai tỉnh Lưỡng Quảng bị nạn đói, giặc cướp khắp nơi, Hồng Tú Toàn hợp cùng một nhóm bạn đồng học đồng hương như Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quy, Thạch Đạt Khai dấy binh nổi dậy ở Kim Điền - Quảng Tây, với khẩu hiệu "Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lại nhà Minh". Quân nổi dậy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo, chỉ trong một thời gian ngắn đã lên tới hàng trăm vạn người. Quân nổi dậy cả nam lẫn nữ đều để tóc dài, chống lại lệnh để bím tóc đuôi sam của triều đình Mãn Thanh - nên sử nhà Thanh thường gọi là "Giặc tóc dài".

Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.

Vào thời điểm cực thịnh của mình, lãnh thổ Thái Bình Thiên Quốc bao trùm hầu hết miền trung và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc không nắm được bất kì một cảng biển quan trọng nào của vùng duyên hải. Chính điều này đã phần nào đưa chính quyền Thiên Quốc vào tình trạng bị cô lập và không có các quan hệ thương mại với bên ngoài.

[sửa] Chính sách quản lí nhà nước

Sau khi lập quốc, Hồng Tú Toàn đã ban hành chính sách cai trị như sau:

Về tôn giáo, đạo đức, có 10 khoản phỏng theo thập giới của đạo Ki Tô: phải thờ phụng Thượng Đế, không thờ phụng các tôn giáo khác (cấm thờ Khổng, Lão, Phật..., cấm cả thờ ông bà), mỗi tuần bảy ngày, ngày nào cũng phải tán tụng ân đức của Thượng Đế, phải hiếu thuận với cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói láo.
Chính sách xã hội: những người già cả, góa vợ, góa chồng, những người cô độc, hoặc trẻ em, không cày ruộng được chính phủ cấp dưỡng.
Nghiêm cấm các tập tục như thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc, mua bán nô tì, nuôi nàng hầu.
Quan chế, binh chế (lược bỏ)
Điền chế: ruộng đất, vàng bạc là của chung, không ai được giữ làm của riêng; ruộng thì chính quyền phân phát cho, dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt.
Chế độ đó là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hồng Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc, nhưng vì năm nào cũng có chiến tranh chưa thực hành được trọn.
Dùng lịch mới, gọi là Thiên lịch: mỗi năm gồm 366 ngày, chia làm 12 tháng, tháng lẻ 31 ngày, tháng chẵn 30 ngày, như vậy cứ 4 năm, dôi ra 3 ngày, thi hành được 5 năm sau đó thấy sai lệch mới phải sửa lại.
Chế độ thi cử: vì Thái Bình Thiên quốc đề xướng nam nữ bình đẳng, nên cho cả nam nữ đi thi như nhau, lập ra hai bảng một cho nam và một cho nữ. Có chủ khảo riêng cho nam thí sinh, chủ khảo riêng cho nữ thí sinh. Phía nữ cũng lấy một người đậu Trạng nguyên, đó là một đặc sắc của Thái Binh thiên quốc.
Tuy nhiên, các chính sách không có hiệu quả vì được tiến hành không theo một chủ trương chung; tất cả mọi cố gắng đều dồn vào quân đội và việc quản lý dân sự rất kém. Trong khi chính quyền cấm chế độ đa thê, Hồng Tú Toàn lại có 88 vợ. Nhiều viên chức trong chính quyền Thái Bình Thiên Quốc cũng có nhiều vợ và sống như vua.

[sửa] Cơ cấu bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc được xây dựng xung quanh các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Người đứng đầu nhà nước là Thiên Vương Hồng Tú Toàn, có quyền quyết định tối cao về các vấn đề quân sự, chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên những năm cuối đời Thiên Vương thực chất chỉ đảm nhiệm những vấn đề tôn giáo.

Đứng sau Thiên Vương là các Vương gia, họ được phân quản lý các vùng trên lãnh thổ của Thái Bình Thiên Quốc. Ban đầu lập quốc Thái Bình Thiên Quốc có 5 vương gia, bao gồm Bắc Vương Vi Xương Huy, Nam Vương Phùng Vân Sơn, Đông Vương Dương Tú Thanh, Tây Vương Tiêu Triều Quý và Dực Vương Thạch Đạt Khai. Sau này có thêm Trung Vương Lý Tú Thành, Phú Vương, Tĩnh Vương, Anh Vương Trần Ngọc Thành v.v. Vào thời kỳ cuối của Thiên quốc, tổng cộng có khoảng 2000 người được phong vương.

Ở mức thấp hơn Vương gia là các Hầu và Công chúa, Thừa tướng. Vai trò của những người này chủ yếu là quản lý về mặt quân sự và trợ lý cho các Vương.

Nhìn chung bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc khá đơn giản và mang nặng tính quân sự. Có lẽ nó xuất phát từ hoàn cảnh chiến tranh, tuy nhiên chính vì vậy việc quản lí kinh tế của nhà nước này cũng rất lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Mặc dù chiếm được vùng lãnh thổ rất lớn nhưng thực chất Thái Bình Thiên Quốc chỉ quản lí được các đô thị, còn tại các địa phương và các vùng nông thôn việc quản lí nhà nước hầu như bị bỏ ngỏ - chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lí nhân khẩu để bổ túc lực lương cho quân đội.

[sửa] Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc

Sau các chiến thắng trước triều đình Mãn Thanh, theo các sử gia, Hồng Tú Toàn và các tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc đã có một quyết định sai lầm chiến lược khi không tiếp tục các chiến dịch quân sự mạnh mẽ chống lại triều đình Mãn Thanh nữa, mà rút về xây dựng bộ máy quản lý tại các vùng đã chiếm được. Chính sai lầm về chiến lược phát triển này đã cho phép nhà Thanh có thời gian để bình tĩnh khôi phục lại lực lượng để phòng thủ và sau đó là phản công lại Thái Bình Thiên Quốc.

Cuộc chiến giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Mãn Thanh kéo dài dai dẳng trong hơn một thập kỉ. Nhựng lực lượng quân sự của nhà Thanh với các vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây đã dần chiếm ưu thế. Cùng trong thời gian đó nội bộ lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc cũng bắt đầu có mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực. Bản thân bộ máy quản lí nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc cũng không được vận hành tốt do thiếu nhân lực có trình độ, dẫn tới việc nhà nước thực chất chỉ quản lý được các đô thị trên những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Trong sức ép của chiến tranh và sự quản lý nhà nước yếu kém, Thái Bình Thiên Quốc dần dần suy tàn.

Năm 1864, Tằng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương chỉ huy quân Thanh chiếm lại thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự tử, quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc tan rã chấm dứt 15 năm tồn tại của một nhà nước độc lập trong lòng Trung Hoa.

Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Thái Bình Thiên Quốc được các nhà sử học cho là do thiếu tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng (do tranh giành quyền lực đã chia bè cánh sâu sắc) và nhất là mất lòng người (tư lợi) do muốn hủy bỏ hết truyền thống dân tộc. Nhưng Thái Bình Thiên Quốc cũng đã đặt ra một số nền móng mới cho sự phát triển của xã hội Trung Quốc, chẳng hạn việc Hồng Tú Toàn chủ trương bình đẳng giới, cho phụ nữ tham gia cả trong quân đội cũng như bộ máy nhà nước đã đem đến cho người dân Trung Hoa khái niệm mới về nam nữ bình quyền. Điều mà sau này đã được đề cao trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.

[sửa] Tính chất và ý nghĩa lịch sử


Bài viết (hoặc đoạn) này hiện gây tranh cãi về tính trung lập.
Đề nghị: Người gắn tiêu bản nêu lý do tại trang thảo luận. Nếu không có lý do tại trang thảo luận, tiêu bản có thể bị tháo bỏ.
Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Tính chất của phong trào Thái Bình thiên quốc, đây không phải là cuộc chiến tranh mang tính chất tôn giáo. Vì thực chất họ chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức, nhờ giáo lý để nói lên ước vọng và tạo ra Thượng đế hay một vị thần linh nào đấy để làm bùa hộ mệnh tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh chống cường quyền.

Đây cũng chưa phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân do vậy chưa đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Phong trào này xuất thân từ 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: Giữa nhân dân Trung Quốc với bọn thực dân đế quốc và giữa nhà nước phong kiến thối nát hủ lậu với quần chúng nhân dân lao động.

Phong trào Thái Bình thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, được xét đến không chỉ về phạm vi hoạt động mà còn phải kể đến các chính sách đổi mới hết sức quyết liệt và sáng tạo của nó. Lần đầu tiên một cương lĩnh chính trị đã được đưa ra giải quyết được những quan hệ xã hội tồn tại lâu đời, sự sở hữu ruộng đất...........

Ý nghĩa của phong trào này: Giáng một đòn quyết liệt vào chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Nó khẳng định chủ nghĩa phong kiến đã quá lỗi thời, không còn đủ sức lãnh đạo nhân dân trong thời đại phát triển. Đồng thời qua đó cho thấy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc đánh đổ bạo tàn. Nó đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào nông dân Trung Quốc và cũng để lại nhiều kinh nghiệm đối với sự nghiệp cứu nước của nhân dân Trung Quốc

[sửa] Phim ảnh

Phong trào Thái Bình thiên quốc đã được chuyển thể thành 2 bộ phim truyền hình cùng tên do Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt sản xuất.

Bộ phim do Trung Quốc sản xuất năm 1998: đạo diễn Trần Gia Lâm với các nhân vật như: Thiên Vương Hồng Tú Toàn, Hồng Tuyên Kiều, Phó Thiện Tường, Tô Tam Nương, Thạch Ích Dương...[2]

Bộ phim thứ hai do Hồng Kông (TVB) sản xuất năm 1988 với độ dài 45 tập có sự tham gia của các diễn viên: Lữ Lương Vĩ, Trần Mẫn Nhi, Hoàng Nhật Hoa, Đặng Tuỵ Vân, Quách Phú Thành...

[sửa] Tham khảo

^ Userserols. "Userserols." Statistics of Wars, Oppressions and Atrocities of the Nineteenth Century. Truy cập ngày 11 tháng 4, 2007.
^ Xem chiếu dạo
[hiện]
x • t • s
Lãnh đạo Thái Bình Thiên Quốc

----------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_ ... %E1%BB%91c
Post a reply