Mô tả tất cả các khía cạnh của Đại Việt Cộng Hòa
Post a reply

Trường quân sự Hoàng Phố / 黃埔軍校

Aug 8th, '11, 12:32

Trường quân sự Hoàng Phố / 黃埔軍校


Trường quân sự Hoàng Phố (tiếng Hán phồn thể: 黃埔軍校; Trung văn giản thể: 黄埔军校; bính âm: Huángpŭ Jūnxiào), tên chính thức là Học viện Sĩ quan Lục quân Trung Hoa Dân quốc (phồn thể: 中國國民黨陸軍軍官學校; giản thể: 中国国民党陆军军官学校; bính âm: Zhōngguó Guómíndǎng Lùjūn Jūnguān Xuéxiào) là một trường đào tạo sĩ quan lục quân của Trung Hoa Dân quốc có cơ sở ban đầu đặt tại ở khu Hoàng Phố ở đảo Trường Châu, thành phố Quảng Châu (năm 1924). Trường quân sự này đã đào tạo ra nhiều danh nhân quân sự cho cả quân đội Trung Hoa Dân quốc lẫn quân đội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và họ tham gia các cuộc Bắc phạt (1926-1927), Nội chiến Trung Quốc, cũng như cùng nhau chống lại quân Nhật Bản trong Chiến tranh Trung - Nhật. Nhiều nhà cách mạng của Việt Nam cũng từng học tại Trường quân sự Hoàng Phố.

Mục lục

[ẩn]
1 Lịch sử
2 Tổ chức và đào tạo
3 Vai trò
4 Người Việt Nam học ở Trường
5 Chú thích
[sửa] Lịch sử

Cuối những năm 1910 đầu những năm 1920, Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn có nhu cầu phát triển sức mạnh quân sự để thống nhất đất nước. Yêu cầu được viện trợ và giúp đỡ về quân sự của Tôn bị các nước phương Tây từ chối. Tuy nhiên Tôn đã nhận được lời hứa giúp đỡ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản. Henk Sneevliet đã khuyên Tôn mở học viện quân sự. Trung Quốc Cộng sản Đảng đã cử Lý Đại Chiêu (李大釗) tới gặp Tôn để bàn về việc mở học viện quân sự. Năm 1924, hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng nhất trí việc Trung Hoa Dân quốc cần hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc Cộng sản Đảng. Nhờ vậy, ý tưởng thành lập một học viện quân sự được tạo thuận lợi. Nguồn tài chính cho xây dựng và hoạt động học viện quân sự đầu tiên được Liên Xô cung cấp.

[sửa] Tổ chức và đào tạo

Ban đầu, trường quân sự Hoàng Phố chỉ có 1 khoa. Song mặc dù chủ yếu đào tạo kỹ năng chiến đấu bộ binh, trường vẫn đào tạo thêm các kỹ năng về pháo binh, quân giới, thông tin liên lạc và hậu cần. Khoa chính trị được thành lập sau đó.

Tôn Trung Sơn bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Quốc Dân Đảng làm hiệu trưởng đầu tiên của trường. Chu Ân Lai của Trung Quốc Cộng sản Đảng, Hồ Hán Dân (胡漢民) và Uông Tinh Vệ (汪精衛) của Quốc Dân Đảng phụ trách khoa chính trị. Hà Ứng Khâm (何應欽) của Quốc Dân Đảng và Diệp Kiếm Anh của Cộng Sản Đảng là những giảng viên quân sự đầu tiên. Liên Xô đã cử một số giảng viên sang công tác tại trường như A.S. Bubnov, G.I. Gilev, M.I. Dratvin, S.N. Naumov, I. Vasilevich (Janovsky), N. Korneev, M. Nefedov, F. Kotov (Katyushin), P. Lunev, V. Akimov. Galina Kolchugina.

[sửa] Vai trò

Trường quân sự Hoàng Phố đã cung cấp nhiều chỉ huy quân sự cho cả Quốc Dân Đảng lẫn Cộng Sản Đảng. Những sĩ quan từ trường này đã giúp Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực của mình ở Quốc Dân Đảng. Các tướng lĩnh Quốc Dân Đảng nổi tiếng từng học ở Hoàng Phố là Trần Thành, Đỗ Duật Minh, và Hồ Tống Nam. Và khi Cộng Sản Đảng thành lập các đơn vị Hồng quân đầu tiên của mình, hầu hết các chỉ huy là người học ở Trường quân sự Hoàng Phố ra, như Lâm Bưu, Từ Hướng Tiền, Tả Quyền (左權), Trần Canh (陳賡).

[sửa] Người Việt Nam học ở Trường

Từ khóa 4, Trường quân sự Hoàng Phố bắt đầu đào tạo cả học viên người các nước châu Á khác mà phần lớn là từ Việt Nam do Hồ Chí Minh gửi tới, trong số đó có[1]:

Nguyễn Sơn
Lê Thiết Hùng
Lê Hồng Phong
Phùng Chí Kiên
Vương Thừa Vũ
Nam Long
Phùng Thế Tài
Tạ Đình Đề
Lương Văn Tri
Trương Vân Lĩnh
... Ngoài ra, một số người Việt Nam cũng tham gia giảng dạy tại trường như Lý Thụy, Nguyễn Hải Thần làm giảng viên môn chính trị.

[sửa] Chú thích

^ Theo A.I. Cherepanov (tiếng Nga: А.И. Черепанов), giáo viên huấn luyện của trường, thì số học viên Việt Nam khoảng hơn 30 người. Tuy nhiên, trong hồi ký của mình, tướng Lê Thiết Hùng cho rằng: "số học viên trường quân sự Hoàng Phố người Việt Nam hơn 200 người" ("Mãi mãi nhớ ơn người". Hồi ký Lê Thiết Hùng, trích trong Đầu nguồn. Nxb Văn học, Hà Nội, năm 1975, trang 286).

--------------------

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E ... h%E1%BB%91
Post a reply